moitruongplus Cùng với các cơn bão liên tiếp đổ bộ, nước biển dâng và lũ lụt, cháy rừng đang trở thành mối nguy cơ lớn cho bờ Đông Hoa Kỳ do sự biến đổi khí hậu gây ra
Theo các nhà khoa học, bờ biển phía đông nam của Hoa Kỳ dễ bị lũ lụt có thể là mối nguy hại tiềm ẩn cho những trận cháy rừng thảm khốc. Khu vực này đã phải đối phó với những cơn bão lớn, bằng chứng là bão Ian đổ bộ lần thứ hai vào Carolina sau khi tàn phá các vùng của Florida.
Các bang miền Tây Hoa Kỳ như California thường có mối đe dọa cháy rừng. Các điều kiện trong tình trạng để đám cháy bùng phát ngoài tầm kiểm soát thường rất hoàn hảo với nhiệt độ kỷ lục, độ ẩm thấp và gió lớn. Tuy nhiên, giờ đây, các mối đe dọa tương tự đang âm thầm lan rộng trên khắp cả nước, kể cả các bang ở miền Đông vốn vẫn được cho là không có nguy cơ đáng kể.
Trên thực tế, North Carolina đã chứng kiến 5.151 vụ cháy rừng vào năm 2021, nhiều thứ ba trong cả nước sau California và Texas.
Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet
Theo Trung tâm cứu hỏa liên ngành quốc gia (NIFC) cho biết North Carolina hiện xếp thứ 23 trong danh sách các khu vực bị ảnh hưởng do cháy rừng trên cả nước, với 10.500 ha đã bị thiêu rụi trong năm 2021.
Trưởng bộ phận phân tích dữ liệu của First Street Foundation, ông Ed Kearns, nhấn mạnh nguy cơ cháy rừng đang tăng nhanh hơn rất nhiều so với nguy cơ lũ lụt trên toàn nước Mỹ và nó có khả năng ảnh hưởng đến các khu vực không được coi là khu vực dễ xảy ra cháy rừng.
Ở Nags Head, thuộc Outer Banks của North Carolina, người dân địa phương thường lo lắng về lũ lụt. Tuy nhiên, những bãi cỏ khô và cồn cát bảo vệ Bờ biển Đại Tây Dương khỏi những cơn bão đang trở nên dễ xảy ra cháy rừng.
Những đám lau sậy trải dài hàng dặm, những loài thực vật xâm lấn đất ngập nước chỉ mọc lại dày hơn sau khi bị chặt hoặc đốt, đã chứng tỏ một thách thức quản lý xung quanh Nags Head và có nguy cơ làm tăng nguy cơ hỏa hoạn cho những ngôi nhà gần đó.
Trái đất đang nóng dần lên, nhiệt độ toàn cầu đã tăng hơn 1,2 độ C so với thời kì tiền công nghiệp kéo theo hệ quả băng tan và mực nước biển tăng. Ngoài hiểm hoạ cháy rừng đang đe doạ khắp nơi, các hiện tượng thời tiết cực đoan được dự báo sẽ gây ra mất mùa, khiến nhiều loài sinh vật tuyệt chủng, hiện tượng di cư và gây nhiều thiệt hại trên toàn cầu.
Ngày 19/9/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành văn bản số 5561/BGDĐT-GDTrH về việc tổ chức dạy học đối với các trường bị thiệt hại do bão lũ gửi các sở giáo dục và đào tạo.
Chiều 19/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp Đại sứ Cuba tại Việt Nam Orlando Nicolás Hernández Guillén.
Hơn 100 người dân tại làng Chaungchar thuộc thị trấn Tatkon của Nay Pyi Taw, Myanmar đã phải nhập viện do ngộ độc thực phẩm cứu trợ sau lũ lụt.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Cơ quan thời tiết Nhật Bản cho biết cơn bão nhiệt đới lớn Pulasan dự kiến sẽ tiến gần nhất đến đảo chính của tỉnh Okinawa, phía Tây Nam nước này vào tối 18/9.
Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, dự báo bão có khả năng đổi hướng, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10km; cường độ ít thay đổi.