moitruongplus Tổng cục Khí tượng Thủy văn (Bộ Tài nguyên và Môi trường) và Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) vừa ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác cho Trung tâm Khu vực của Hệ thống hỗ trợ cảnh báo lũ quét khu vực Đông Nam Á (SeAFFGS).


TS. Wenjian Zhang và GS.TS Trần Hồng Thái ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác. Ảnh: TL

Tham dự Lễ ký kết, về phía WMO có TS. Wenjian Zhang, Trợ lý Tổng Thư ký Chương trình Ô nhiễm Khí tượng Từ; ông Cyrille Honoré, Giám đốc Chi nhánh Dịch vụ công và Giảm thiểu rủi ro thiên tai; TS. Hwirin Kim, Trưởng Phòng, Phòng Dịch vụ Thủy văn và Tài nguyên nước; ông Fatih Kaya, Phòng Dịch vụ Thủy văn và Tài nguyên nước. Dự trực tuyến, có ông Ben Churchill, Trưởng Văn phòng Khu vực Châu Á và Tây Nam Thái Bình Dương.

Đại diện phía Việt Nam có TS. Lê Thị Tuyết Mai, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền, Trưởng phái đoàn thường trực Nước CHXHCN Việt Nam bên cạnh Liên Hợp Quốc, Tổ chức Thương mại thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva, Thụy Sỹ; GS.TS Trần Hồng Thái, Tổng Cục trưởng Tổng cục KTTV, Đại diện thường trực của Việt Nam tại WMO, Phó Chủ tịch Hiệp hội Khí tượng Châu Á – Thái Bình Dương RAII; TS. Phạm Thị Thanh Ngà, Phó Viện trưởng Viện KTTV và Biến đổi khí hậu. Tham dự trực tuyến tại Việt Nam có ông Hoàng Đức Cường, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục KTTV và lãnh đạo một số đơn vị trực thuộc.

Đại diện Tổng cục Khí tượng Thủy văn cho hay đây là bản ghi nhớ đặc biệt nhằm cụ thể hóa nhiệm vụ đảm nhiệm vai trò Trung tâm khu vực của Hệ thống hỗ trợ cảnh báo lũ quétkhu vực Đông Nam Á mà WMO tin tưởng giao đơn vị này đảm nhiệm.

Bản ghi nhớ cũng là cơ hội để hướng tới giảm nhẹ rủi ro thiên tai do lũ quét, sạt lở đất cho Việt Nam nói riêng và khu vực Đông Nam Á nói chung; qua đó góp phần xây dựng kinh tế-xã hội khu vực Đông Nam Á bền vững, hòa bình và thịnh vượng.

Nội dung chính của Biên bản ghi nhớ hợp tác là xây dựng các điều khoản; giao Trung tâm khu vực của SeAFFGS có trách nhiệm hỗ trợ các nhiệm vụ trong giai đoạn phát triển và triển khai dự án như: Hỗ trợ thu thập dữ liệu khí tượng thủy văn lịch sử và dữ liệu không gian cần thiết cho việc phát triển hệ thống cho các quốc gia thành viên; hỗ trợ điều phối các đánh giá theo quốc gia cụ thể về các loại sản phẩm và dữ liệu được sử dụng trong quá trình phát triển hệ thống,...

Ông Trần Hồng Thái, Tổng Cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn nhấn mạnh đây là sự kiện đánh dấu một cột mốc rất quan trọng đối với cộng đồng Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng trong việc nâng cao khả năng chống chịu với thiên tai; đặc biệt là nâng cao khả năng phòng, chống lũ quét và sạt lở đất.

Với kinh nghiệm vận hành một trung tâm khu vực tương tự về dự báo thời tiết khắc nghiệt cho Đông Nam Á, ông Trần Hồng Thái cho biết đơn vị này sẽ cố gắng để vận hành và duy trì Hệ thống SEAFFGS một cách hiệu quả.

Bên cạnh đó, ông Thái cũng hy vọng sẽ tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ WMO và các nước thành viên khác để cung cấp thông tin tốt hơn về cảnh báo lũ quét, sạt lở đất; góp phần giảm nhẹ rủi ro thiên tai, phát triển bền vững trong khu vực./.


Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

gegre
fegre
regre
rgtrt

Dạy học linh hoạt, phù hợp ới các trường thiệt hại do bão lũ

Ngày 19/9/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành văn bản số 5561/BGDĐT-GDTrH về việc tổ chức dạy học đối với các trường bị thiệt hại do bão lũ gửi các sở giáo dục và đào tạo.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ Cuba

Chiều 19/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp Đại sứ Cuba tại Việt Nam Orlando Nicolás Hernández Guillén.

Myanmar: Hơn 100 người bị ngộ độc sau khi tiêu thụ thực phẩm cứu trợ lũ lụt

Hơn 100 người dân tại làng Chaungchar thuộc thị trấn Tatkon của Nay Pyi Taw, Myanmar đã phải nhập viện do ngộ độc thực phẩm cứu trợ sau lũ lụt.

Công điện của Thủ tướng về việc chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.

Nhật Bản: Bão Pulasan sắp đổ bộ vào khu vực đảo chính Okinawa

Cơ quan thời tiết Nhật Bản cho biết cơn bão nhiệt đới lớn Pulasan dự kiến sẽ tiến gần nhất đến đảo chính của tỉnh Okinawa, phía Tây Nam nước này vào tối 18/9.

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo ứng phó áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão

Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, dự báo bão có khả năng đổi hướng, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10km; cường độ ít thay đổi.