moitruongplus Kiểm tra thực địa hướng tuyến cao tốc Ninh Bình-Hải Phòng và làm việc với lãnh đạo các địa phương, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu khẩn trương hoàn tất công tác chuẩn bị đầu tư để đủ điều kiện khởi công cao tốc Ninh Bình-Hải Phòng ngay trong năm 2022.
Ngày 12/7, tại tỉnh Thái Bình, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng - Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã đi kiểm tra thực địa hướng tuyến cao tốc Ninh Bình-Hải Phòng và làm việc với các tỉnh, thành phố về công tác chuẩn bị triển khai, đề xuất hướng tuyến cao tốc này.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành làm việc với các địa phương về cao tốc Ninh Bình-Hải Phòng
Dự buổi làm việc có lãnh đạo Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Tài nguyên và Môi trường. Về phía các tỉnh, thành phố có các đồng chí: Nguyễn Văn Tùng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng; Phạm Đình Nghị, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định; Phạm Quang Ngọc, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình.
Về phía tỉnh Thái Bình có các đồng chí: Ngô Đông Hải, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo UBND tỉnh, lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh.
Tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình-Nam Định-Thái Bình-Hải Phòng có ý nghĩa hết sức quan trọng, dự kiến đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), hình thức hợp đồng BOT.
Tuyến đường dự kiến có chiều dài khoảng 80km, trong đó có 18 km đi qua Ninh Bình, khoảng 33km qua Thái Bình, khoảng 29km qua Nam Định và 9km từ cầu vượt sông Thái Bình đến Quốc lộ 37 do thành phố Hải Phòng đầu tư.
Theo ông Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình, 4 tỉnh, thành phố đã làm việc với tư vấn để nghiên cứu về hướng tuyến, bảo đảm tuân thủ đúng chỉ đạo của Thủ tướng: Hướng tuyến ngắn nhất, tránh tối đa việc đi qua khu đô thị, khu đông dân cư để giảm chi phí mặt bằng.
Tỉnh Thái Bình đã giao các sở, ngành chức năng cập nhật phương án phân bổ, khoanh vùng đất đai, bổ sung quỹ đất dự kiến triển khai thực hiện dự án vào Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2030 và Kế hoạch sử dụng đất hằng năm của tỉnh Thái Bình để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trong thời gian sớm nhất; rà soát, bố trí mỏ cát biển phục vụ thi công dự án trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
Tỉnh chủ động bố trí vùng khai thác vật liệu phục vụ việc triển khai dự án; dự kiến phương án bố trí vốn từ ngân sách tỉnh để triển khai thực hiện dự án theo chủ trương đầu tư được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Tại buổi làm việc, lãnh đạo các bộ, ban, ngành của trung ương, đại diện nhà đầu tư, lãnh đạo tỉnh Thái Bình, lãnh đạo các tỉnh, thành phố thảo luận các nội dung, công việc trong triển khai thực hiện dự án, trong đó tập trung vào các nội dung liên quan đến nguồn vốn phục vụ cho công tác giải phóng mặt bằng, vấn đề hướng tuyến cao tốc, kế hoạch sử dụng đất, nguồn cung nguyên vật liệu xây dựng phục vụ triển khai thực hiện dự án…
Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành khẳng định, đây là tuyến cao tốc có ý nghĩa rất quan trọng, là hành lang kết nối từ các địa phương với sân bay, cảng biển, tạo ra động lực mới để phát triển kinh tế, xã hội; do đó, việc đầu tư dự án là cần thiết, phù hợp với quy hoạch và cần được triển khai sớm.
Phó Thủ tướng đề nghị các cơ quan tham mưu cho Chính phủ, cho các tỉnh, thành phố cần nâng cao vai trò trách nhiệm, bảo đảm tính chuẩn xác, đúng quy định của pháp luật trong việc triển khai đầu tư dự án; sớm đưa dự án vào sử dụng bảo đảm lợi ích của người dân; nâng cao động lực phát triển kinh tế, xã hội của các địa phương.
Các địa phương cần có phương án điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công, trong đó, tập trung bố trí nguồn vốn cho công tác giải phóng mặt bằng để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án; các địa phương, đơn vị cần triển khai song song các công việc liên quan như hoàn thiện các thủ tục phê duyệt đầu tư dự án; sau đó tiến hành ngay các phương án kiểm đếm, đền bù giải phóng mặt bằng.
Phó Thủ tướng yêu cầu các địa phương cần đẩy nhanh tiến độ các công việc phục vụ đầu tư dự án, muộn nhất là cuối năm 2022, đầu năm 2023 sẽ sẵn sàng khởi công dự án.
Ngày 19/9/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành văn bản số 5561/BGDĐT-GDTrH về việc tổ chức dạy học đối với các trường bị thiệt hại do bão lũ gửi các sở giáo dục và đào tạo.
Chiều 19/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp Đại sứ Cuba tại Việt Nam Orlando Nicolás Hernández Guillén.
Hơn 100 người dân tại làng Chaungchar thuộc thị trấn Tatkon của Nay Pyi Taw, Myanmar đã phải nhập viện do ngộ độc thực phẩm cứu trợ sau lũ lụt.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Cơ quan thời tiết Nhật Bản cho biết cơn bão nhiệt đới lớn Pulasan dự kiến sẽ tiến gần nhất đến đảo chính của tỉnh Okinawa, phía Tây Nam nước này vào tối 18/9.
Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, dự báo bão có khả năng đổi hướng, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10km; cường độ ít thay đổi.