moitruongplus Hải Phòng hiện đã đóng cửa, cải tạo phục hồi môi trường 01 bãi rác cấp huyện (Khu xử lý Bàng La). Dự kiến từ nay đến năm 2025, địa phương này sẽ đóng cửa, cải tạo phục hồi môi trường 85 bãi rác tạm và đến 2030, đóng cửa toàn bộ bãi rác tạm trên địa bàn.

Chiều 8/7, tại Hải Phòng, UBND TP đã phối hợp với Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội tổ chức hội thảo về thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố.

Chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hải Phòng hiện được xử lý chủ yếu bằng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh (62%), chế biến phân vi sinh (4%) và đốt rác với quy mô nhỏ (2%) và chôn lấp tại bãi rác tạm (32%). Thống kê cho thấy, mỗi ngày, có khoảng 942 tấn chất thải rắn sinh hoạt đô thị và 822 tấn chất thải rắn sinh hoạt nông thôn cần được thu gom, xử lý.


Quang cảnh hội thảo về thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hải Phòng chiều 8/7. Ảnh: Đinh Huyền

Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị được xử lý 100% bởi 4 đơn vị thu gom, vận chuyển. Các đơn vị này có nhiệm vụ đưa về xử lý tại Khu xử lý chất thải rắn Tràng Cát và Khu xử lý chất thải rắn Đình Vũ.

Riêng chất thải rắn nông thôn, tỷ lệ thu gom đạt 98%, do 972 tổ thu gom của các thôn, xóm, khu dân cư trên địa bàn các xã, thị trấn đảm nhiệm. Số còn lại, được xử lý tại 137 bãi rác tạm và lò đốt quy mô nhỏ.

Việc "thanh toán” rác bằng phương pháp chôn lấp tuy giá thành xử lý và đầu tư xây dựng rẻ; xử lý được lượng lớn chất thải; không phải phân loại song lại bộc lộ nhược điểm như chiếm nhiều diện tích đất; thời gian phân hủy chậm, phát tán mùi, nước rỉ rác gây ô nhiễm môi trường.

Theo lộ trình, Hải Phòng đã đóng cửa, cải tạo phục hồi môi trường 01 bãi rác cấp huyện. Dự kiến đến năm 2025 sẽ đóng cửa, cải tạo phục hồi môi trường thêm 85 bãi rác tạm và đến 2030, đóng cửa toàn bộ bãi rác tạm trên địa bàn thành phố.

Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng cho hay, địa phương đã xây dựng và trình HĐND TP thông qua Đề án tổng thể thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó, nêu rõ lộ trình, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể về quản lý chất thải rắn theo toàn bộ vòng đời từ khâu phát sinh đến khâu xử lý cuối cùng.

Tại hội nghị, địa phương cũng kiến nghị Chính phủ sớm ban hành Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường phù hợp với Luật bảo vệ môi trường năm 2020; các Bộ có hướng dẫn cụ thể quy trình, kỹ thuật thực hiện cải tạo, nâng cấp và xử lý ô nhiễm môi trường tại các bãi chôn lấp rác thải không hợp vệ sinh; hướng dẫn cụ thể cách thức, phương pháp thực hiện hình thức thu giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt (theo thể tích, theo khối lượng); hướng dẫn mô hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại đô thị và nông thôn; hướng dẫn việc thu gom, xử lý chất thải chăn nuôi, phụ phẩm nông nghiệp tái sử dụng cho mục đích khác...

Ghi nhận các kiến nghị, đề xuất của thành phố Hải Phòng, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đã trực tiếp giải đáp một số vấn đề địa phương quan tâm và cho biết, đoàn công tác sẽ tổng hợp báo cáo với các cơ quan Trung ương có thẩm quyền.


Một bãi rác tạm nông thôn. Ảnh: Đinh Huyền

Trước đó, đoàn công tác Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đã đi khảo sát thực tế tại bãi rác tạm trên địa bàn Thị trấn Trường Sơn, huyện An Lão; khu xử lý chất thải rắn Tràng Cát, phường Tràng Cát, quận Hải An; khu liên hợp xử lý chất thải rắn Gia Minh, xã Gia Minh, huyện Thủy Nguyên./.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

gegre
fegre
regre
rgtrt

Dạy học linh hoạt, phù hợp ới các trường thiệt hại do bão lũ

Ngày 19/9/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành văn bản số 5561/BGDĐT-GDTrH về việc tổ chức dạy học đối với các trường bị thiệt hại do bão lũ gửi các sở giáo dục và đào tạo.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ Cuba

Chiều 19/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp Đại sứ Cuba tại Việt Nam Orlando Nicolás Hernández Guillén.

Myanmar: Hơn 100 người bị ngộ độc sau khi tiêu thụ thực phẩm cứu trợ lũ lụt

Hơn 100 người dân tại làng Chaungchar thuộc thị trấn Tatkon của Nay Pyi Taw, Myanmar đã phải nhập viện do ngộ độc thực phẩm cứu trợ sau lũ lụt.

Công điện của Thủ tướng về việc chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.

Nhật Bản: Bão Pulasan sắp đổ bộ vào khu vực đảo chính Okinawa

Cơ quan thời tiết Nhật Bản cho biết cơn bão nhiệt đới lớn Pulasan dự kiến sẽ tiến gần nhất đến đảo chính của tỉnh Okinawa, phía Tây Nam nước này vào tối 18/9.

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo ứng phó áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão

Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, dự báo bão có khả năng đổi hướng, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10km; cường độ ít thay đổi.