moitruongplus Để hỗ trợ Vùng Tây Nguyên vượt qua những khó khăn, thách thức, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của Vùng, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 18/01/2002 về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên

Ngày 1/7/2022 tại TP. Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) đã diễn ra Hội nghị Tổng kết thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 18/01/2002 và Kết luận số 12-NQ/TW ngày 24/10/2011 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh vùng Tây Nguyên. Hội nghị do Bộ KH&ĐT và Văn phòng Chính phủ phối hợp tổ chức.

Tham dự và chỉ đạo Hội nghị có Uỷ viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết; Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng các bộ, ngành liên quan, Thành viên Ban Chỉ đạo tổng kết, Thành viên Tổ biên tập; Ban Kinh tế Trung ương; một số Ủy ban của Quốc hội (Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Tài chính, ngân sách, Ủy ban các vấn đề xã hội); lãnh đạo 5 địa phương vùng Tây Nguyên (các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng); các chuyên gia, nhà khoa học, các Viện nghiên cứu, trường đại học.


Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị

Báo cáo đề dẫn Hội nghị do Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết cho biết: Tây Nguyên là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội và quốc phòng, an ninh của cả nước, thuộc khu vực Tam giác phát triển Lào – Việt Nam – Campuchia; có diện tích lớn thứ ba cả nước với dân số gần 6 triệu người; có hệ thống giao thông kết nối với các cảng biển quan trọng của vùng Duyên hải Miền Trung, Đông Nam Bộ và là đầu nguồn của 04 con sông lớn gồm sông Sê San, sông Srêốk, sông Ba và sông Đồng Nai, đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết, cung cấp nước ngọt cho khu vực hạ du của các địa phương thuộc hai vùng Duyên hải miền Trung và Đông Nam Bộ. Tây Nguyên cũng là vùng có tiềm năng lớn về phát triển kinh tế rừng, chế biến nông lâm sản, khai thác và chế biến khoáng sản, phát triển du lịch gắn với bản sắc văn hóa dân tộc bản địa phong phú và đa dạng. Các dân tộc Tây Nguyên có truyền thống đoàn kết, kiên cường trong đấu tranh bảo vệ cách mạng.

Tuy nhiên, về mặt kinh tế và phát triển, Tây Nguyên lại có xuất phát điểm thấp, điều kiện khó khăn như: kinh tế chậm phát triển, tỷ lệ đói nghèo cao; trình độ dân trí thấp và chậm được cải thiện; tình hình di dân tự do diễn biến phức tạp; cơ sở hạ tầng thiếu và yếu; đồng bào dân tộc thiểu số thiếu việc làm, không có đất sản xuất; an ninh, quốc phòng tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp,… Để hỗ trợ Vùng Tây Nguyên vượt qua những khó khăn, thách thức, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của Vùng, Bộ Chính trị đã kịp thời ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 18/01/2002 về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên thời kỳ 2001-2010 với mục tiêu "Đồng bào các dân tộc Tây Nguyên đoàn kết một lòng cùng với cả nước xây dựng Tây Nguyên giàu về kinh tế, vững về chính trị, phát triển nhanh về văn hóa – xã hội, mạnh về quốc phòng, an ninh; tiến tới xây dựng Tây Nguyên thành vùng kinh tế động lực”.

Kết quả đánh giá 10 năm thực hiện Nghị quyết 10 cho thấy, tuy đã đạt được những thành tựu, kết quả quan trọng, nhưng phát triển của Vùng vẫn còn tồn tại nhiều nhiều hạn chế, yếu kém. Do vậy, Bộ Chính trị khóa XI đã ban hành Kết luận số 12 -KL/TW ngày 24/10/2011 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị về phát triển vùng Tây Nguyên thời kỳ 2011-2020, trong đó khẳng định "Tây Nguyên là địa bàn giữ vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và môi trường sinh thái của đất nước. Phát triển vùng Tây Nguyên phải kết hợp đồng bộ cả về kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh; vừa phát huy ý chí tự lực tự cường, khai thác nội lực tại chỗ, vừa phải có sự lãnh đạo toàn diện của Đảng và đầu tư tương xứng của Nhà nước về chính sách, nguồn lực và sự liên kết, hỗ trợ kịp thời các tỉnh, thành phố trong khu vực và cả nước”. Sau gần 20 năm thực hiện Nghị quyết 10 và Kết luận số 12, cùng với sự lãnh đạo, chỉ đạo tích cực của các cấp, các ngành ở Trung ương, cùng với sự nỗ lực quyết tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân các địa phương trong Vùng, Vùng Tây Nguyên đã có những chuyển biến tích cực, qua đánh giá sơ bộ đã đạt được nhiều thành tựu trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị và bảo đảm quốc phòng, an ninh, như: Các nhiệm vụ, giải pháp, mục tiêu, chỉ tiêu đề ra cơ bản được hoàn thành; khẳng định Nghị quyết 10 và Kết luận số 12 của Bộ Chính trị đã thực sự đi vào cuộc sống…


Đại biểu tham dự Hội nghị

Tuy nhiên trong quá trình phát triển, vùng Tây Nguyên còn tồn tại khó khăn, hạn chế sau: Phát triển kinh tế của Vùng chưa bền vững; chất lượng tăng trưởng thấp; một số chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế chưa đạt mục tiêu đề ra. Phát triển văn hóa - xã hội còn nhiều bất cập, nhiều di sản văn hoá dân tộc vùng Tây Nguyên đang đứng trước nhiều thách thức, chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển. Kết quả giảm nghèo chưa bền vững, khoảng cách giàu nghèo giữa các nhóm dân cư có xu hướng ngày càng gia tăng. Liên kết giữa các địa phương trong vùng chưa chặt chẽ, còn hình thức; liên kết nội vùng và liên vùng chưa có tính chiến lược, lâu dài theo hướng bổ trợ lẫn nhau. Mạng lưới kết cấu hạ tầng cấp vùng, liên vùng còn thiếu và yếu, chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu tạo đột phá cho phát triển nhanh các ngành có lợi thế. Công tác quản lý, khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường còn nhiều bất cập. Rừng tự nhiên suy giảm cả về diện tích và chất lượng. Hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước còn chưa hợp lý. An ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp, nguy cơ mất ổn định. Các thế lực thù địch bên ngoài vẫn còn lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, đất đai để tiếp tục kích động chống phá. Tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước còn bất cập, hiệu lực, hiệu quả chưa cao. Hệ thống chính trị ở một số cơ sở địa bàn còn yếu, chưa đủ năng lực xử lý những vấn đề an ninh, chính trị phức tạp trên địa bàn…

Tại Hội nghị, đại diện các Bộ, ngành, địa phương tập trung trao đổi, đánh giá thực trạng việc tổ chức triển khai và kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân sau 20 năm thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW và Kết luận số 12-KL/TW; dự báo tình hình quốc tế, trong nước thời gian tới tác động đến phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh của vùng Tây Nguyên; xác định vị trí, vai trò, cơ hội, tầm quan trọng và ảnh hưởng của vùng Tây Nguyên đối với phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh của vùng với vùng Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia và cả nước. Đặc biệt các địa phương đã nêu những vấn đề đáng quan tâm của mình như: Xây dựng Buôn Ma Thuột thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên (Đắk Lắk); Quản lý, bảo vệ hệ sinh thái rừng và bảo đảm nguồn nước (Gia Lai); Dân di cư tự do và chính sách dân tộc thiểu số (Đắk Nông); Phát triển tiềm năng đất bazan (Kon Tum); Du lịch và phát triển nông nghiệp bền vững (Lâm Đồng). Nhiều ý kiến cũng đề xuất quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển vùng Tây Nguyên và đề xuất Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết mới về xây dựng và phát triển vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó xác định cụ thể về lộ trình, cơ chế chính sách cho các bộ, ngành, địa phương.

Phát biểu kết luận Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao các ý kiến tham luận đã thể hiện sự trăn trở, tâm huyết đối với công cuộc phát triển kinh tế- xã hội Tây Nguyên. Thủ tướng cho rằng những hạn chế vừa qua là do chưa đánh giá đúng tầm quan trọng chiến lược của Tây Nguyên, cách tiếp cận để thực hiện các giải pháp phát triển kinh tế- xã hội, bảo đảm ANQP cho Tây Nguyên chưa phù hợp. Thủ tướng gợi mở các bộ, ngành, địa phương tiếp tục nghiên cứu các nguyên nhân của hạn chế, đề ra các biện pháp đột phá để phát huy tiềm năng, đặc biệt là tiềm năng về đất rừng, đất bazan; tiềm năng phát triển năng lượng, khai thác khoáng sản; xây dựng trung tâm du lịch lớn của cả nước…; vấn đề kết nối nội vùng, liên vùng và tam giác phát triển Lào-Campuchia-Việt Nam; vấn đề hài hoà giữa bảo tồn và phát triển; phát triển Tây Nguyên xanh và giàu bản sắc; vấn đề huy động các nguồn lực để đầu tư để xây dựng Tây Nguyên phát triển bền vững, nhằm mục đích xây dựng quốc phòng an ninh vững chắc và nâng cao đời sống cho nhân dân. Trên cơ sở các ý kiến đóng góp, Ban Chỉ đạo tổng kế sẽ hoàn thiện Đề án Tổng kết thực hiện Nghị quyết số 10 và Kết luận số 12 của Bộ Chính trị khóa IX để đề nghị Bộ Chính trị ra Nghị quyết mới về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.


Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

gegre
fegre
regre
rgtrt

Dạy học linh hoạt, phù hợp ới các trường thiệt hại do bão lũ

Ngày 19/9/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành văn bản số 5561/BGDĐT-GDTrH về việc tổ chức dạy học đối với các trường bị thiệt hại do bão lũ gửi các sở giáo dục và đào tạo.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ Cuba

Chiều 19/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp Đại sứ Cuba tại Việt Nam Orlando Nicolás Hernández Guillén.

Myanmar: Hơn 100 người bị ngộ độc sau khi tiêu thụ thực phẩm cứu trợ lũ lụt

Hơn 100 người dân tại làng Chaungchar thuộc thị trấn Tatkon của Nay Pyi Taw, Myanmar đã phải nhập viện do ngộ độc thực phẩm cứu trợ sau lũ lụt.

Công điện của Thủ tướng về việc chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.

Nhật Bản: Bão Pulasan sắp đổ bộ vào khu vực đảo chính Okinawa

Cơ quan thời tiết Nhật Bản cho biết cơn bão nhiệt đới lớn Pulasan dự kiến sẽ tiến gần nhất đến đảo chính của tỉnh Okinawa, phía Tây Nam nước này vào tối 18/9.

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo ứng phó áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão

Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, dự báo bão có khả năng đổi hướng, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10km; cường độ ít thay đổi.