moitruongplus Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (5/6) và Ngày Đại dương thế giới, ngày 02/6 Hội Nông dân TP Hải Phòng tổ chức phát động phong trào "Nông dân, ngư dân tham gia bảo vệ môi trường biển" và thành lập, ra mắt mô hình "Phân loại rác thải biển tại nguồn"

Tại Hải Phòng, ở các khu vực biển mỗi ngày công nhân đều thu gom lượng lớn rác thải trôi nổi khắp mặt vịnh, các bãi tắm làm mất mỹ quan khu du lịch, chất thải nhựa có kích thước lớn như lưới, ngư cụ trôi nổi của người dân trên biển; sự thiếu ý thức của con người đã biến những địa điểm du lịch trở thành "điểm đen" về môi trường sống.

Tại Lễ phát động nêu trên, ông Đỗ Đức Hoà – Chủ tịch Hội Nông dân TP.Hải Phòng cho biết, ô nhiễm rác thải nhựa đại dương đã trở thành vấn đề cấp bách toàn cầu. Hoạt động thu gom rác thải ngày phát động phong trào bảo vệ môi trường biển ngày 2/6 không chỉ là sự kiện một ngày, mà sẽ là việc làm hàng ngày, trở thành thói quen sinh hoạt và ứng xử của chúng ta mọi lúc, mọi nơi, góp phần lan tỏa, truyền đi những thông điệp ý nghĩa, thiết thực về bảo vệ môi trường biển, bảo vệ sự sống của chính chúng ta ở hiện tại và tương lai.

Ông Nguyễn Văn Tân, Đại diện cho hội viên nông dân, ngư dân xã Đại Hợp, huyện Kiến Thuỵ cho biết : biển như là ngôi nhà thứ hai trên con đường mưu sinh của những ngư dân. Tuy nhiên, hiện nay vấn đề ô nhiễm môi trường biển và đại dương đang ở mức báo động, do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng trước hết là ở chính con người. Xác định rõ điều này, trong nhiều năm qua, trên những chuyến tàu ra khơi bám biển, ông cùng những ngư dân luôn ý thức trách nhiệm của mình với môi trường biển; bảo vệ môi trường sinh thái khu rừng ngập mặn xã Đại Hợp.


Hoạt động thu gom tại Chương trình phát động thu gom rác thải biển trên địa bàn xã Đại Hợp. Ảnh: Trần Phượng.

Cũng tại Chương trình phát động này, Hội Nông dân thành phố Hải Phòng ra mắt mô hình điểm về "Phân loại rác thải biển tại nguồn" do hội viên, nông dân, ngư dân xã Đại Hợp, huyện Kiến Thụy thực hiện với hoạt động thu gom, phân loại rác thải trên mặt biển, khu rừng ngập mặn ven biển, bến cá.

Ngoài ra, Hội Nông dân tích cực vận động cán bộ, hội viên, nông dân phân loại rác trước khi bỏ vào thùng rác, đặc biệt là phân loại các loại rác có thể tái chế như: nhựa, giấy, kim loại…; Tiết giảm và hạn chế sử dụng túi nilông và các sản phẩm nhựa dùng một lần. Sử dụng giỏ xách khi đi chợ; Lựa chọn những sản phẩm thân thiện với môi trường, có thể dùng nhiều lần và có thể tái chế...

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

gegre
fegre
regre
rgtrt

Dạy học linh hoạt, phù hợp ới các trường thiệt hại do bão lũ

Ngày 19/9/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành văn bản số 5561/BGDĐT-GDTrH về việc tổ chức dạy học đối với các trường bị thiệt hại do bão lũ gửi các sở giáo dục và đào tạo.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ Cuba

Chiều 19/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp Đại sứ Cuba tại Việt Nam Orlando Nicolás Hernández Guillén.

Myanmar: Hơn 100 người bị ngộ độc sau khi tiêu thụ thực phẩm cứu trợ lũ lụt

Hơn 100 người dân tại làng Chaungchar thuộc thị trấn Tatkon của Nay Pyi Taw, Myanmar đã phải nhập viện do ngộ độc thực phẩm cứu trợ sau lũ lụt.

Công điện của Thủ tướng về việc chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.

Nhật Bản: Bão Pulasan sắp đổ bộ vào khu vực đảo chính Okinawa

Cơ quan thời tiết Nhật Bản cho biết cơn bão nhiệt đới lớn Pulasan dự kiến sẽ tiến gần nhất đến đảo chính của tỉnh Okinawa, phía Tây Nam nước này vào tối 18/9.

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo ứng phó áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão

Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, dự báo bão có khả năng đổi hướng, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10km; cường độ ít thay đổi.