moitruongplus Theo thống kê của Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR), trong năm 2021, hơn 3000 người đã thiệt mạng hoặc mất tích ở Địa Trung Hải và Đại Tây Dương trong hành trình di cư bất hợp pháp đến châu Âu.
Số liệu từ UNHCR cho thấy, có 3.077 người thiệt mạng khi tìm cách vượt Địa Trung Hải và Đại Tây Dương để tới châu Âu, tăng so với con số 1.544 người ghi nhận năm 2020. Trong đó, 1.924 người thiệt mạng hoặc mất tích trên các tuyến di cư ở Trung và Tây Địa Trung Hải, 1.153 người mất mạng trên tuyến đường biển từ Bắc Phi tới quần đảo Canary.
Theo UNHCR, con số trên cao gấp 2 lần so với năm 2020 và thực tế này đòi hỏi cần có hành động khẩn cấp để giải quyết tình trạng gia tăng số người thiệt mạng trong quá trình di cư này. Cơ quan này kêu gọi khoản tiền 163,5 triệu USD để hỗ trợ và giúp đỡ hàng nghìn người tị nạn và xin tị nạn.
Năm 2021, có 3.077 người thiệt mạng khi tìm cách vượt Địa Trung Hải và Đại Tây Dương để tới châu Âu, tăng so với con số 1.544 người ghi nhận năm 2020. (Ảnh minh hoạ).
Bà Shabia Mantoo – phát ngôn viên của UNHCR cho biết, từ đầu năm đến nay có 478 người di cư thiệt mạng hoặc mất tích trên biển - một con số đáng báo động. Hầu hết các trường hợp chết hoặc mất tích do tàu thuyền chở người di cư quá tải hoặc cũ nát, khiến tàu chìm. Cũng theo bà, hành trình trên biển từ các quốc gia ven biển Tây Phi, chẳng hạn như Senegal và Mauritania đến quần đảo Canary, rất dài và nguy hiểm và có thể mất tới 10 ngày. Nhiều thuyền của người di cư trôi dạt hoặc mất tích trên biển không có dấu vết.
Trong khi đó, các tuyến đường bộ cũng rất nguy hiểm khi mà có nhiều người có thể đã thiệt mạng trong các hành trình qua sa mạc Sahara và các khu vực biên giới xa xôi, trong các trung tâm giam giữ hoặc khi bị giam giữ bởi những kẻ buôn lậu hoặc buôn người. Bên cạnh đó còn có các báo cáo về những vụ giết người phi pháp, giam giữ tùy tiện, bạo lực tình dục và giới cũng như cưỡng bức lao động,...
UNHCR cho rằng đại dịch COVID-19 và việc các nước đóng cửa biên giới đã khiến hoạt động di cư khó khăn hơn và điều này khiến người di cư tìm kiếm những đường dây đưa người vượt biên trái phép, khiến hành trình di cư trở nên nguy hiểm hơn. Những bất ổn chính trị, xung đột và tình trạng biến đổi khí hậu có thể làm gia tăng số lượng các chuyến di cư tiềm ẩn mối nguy đe dọa tính mạng trong thời gian tới. UNHCR kêu gọi sự hỗ trợ để có được các giải pháp cho vấn đề này, ngăn chặn nguy cơ người di cư trở thành nạn nhân của những đường dây buôn người./.
Ngày 19/9/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành văn bản số 5561/BGDĐT-GDTrH về việc tổ chức dạy học đối với các trường bị thiệt hại do bão lũ gửi các sở giáo dục và đào tạo.
Chiều 19/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp Đại sứ Cuba tại Việt Nam Orlando Nicolás Hernández Guillén.
Hơn 100 người dân tại làng Chaungchar thuộc thị trấn Tatkon của Nay Pyi Taw, Myanmar đã phải nhập viện do ngộ độc thực phẩm cứu trợ sau lũ lụt.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Cơ quan thời tiết Nhật Bản cho biết cơn bão nhiệt đới lớn Pulasan dự kiến sẽ tiến gần nhất đến đảo chính của tỉnh Okinawa, phía Tây Nam nước này vào tối 18/9.
Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, dự báo bão có khả năng đổi hướng, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10km; cường độ ít thay đổi.