moitruongplus Để chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, những năm qua, tỉnh Quảng Ninh luôn quan tâm chỉ đạo tăng cường quản lý nhà nước, đầu tư tu bổ, sửa chữa hệ thống đê điều trên địa bàn.

Giai đoạn 2019-2021, bằng nguồn vốn của trung ương và của tỉnh, 3 tuyến đê xung yếu của tỉnh là Hà Nam (TX Quảng Yên), Hồng Phong (TX Đông Triều) và Đồng Rui (huyện Tiên Yên) với tổng chiều dài 55km đã được đầu tư sửa chữa kiên cố hóa.


Kiểm tra hệ thống đê điều tuyến xã. Ảnh minh họa

Cùng với đó, tỉnh xây dựng nhiều công trình phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu; lắp đặt hệ thống trạm quan trắc mưa tự động tại một số địa phương để quan trắc, cảnh báo mưa lũ sớm; hoàn thành phê duyệt phương án vùng trọng điểm phòng, chống thiên tai trên địa bàn, làm cơ sở để các địa phương, đơn vị thực hiện các giải pháp trước mùa mưa bão…

Theo Sở NN&PTNT, hiện trên địa bàn tỉnh có gần 400km đê các loại; trong đó có 1 tuyến đê cấp III dài 33,6km, 20 tuyến đê cấp IV dài hơn 133,8km, 111 tuyến đê cấp V dài hơn 230km. Hiện một số tuyến đê xung yếu, như Hà Nam, Đồng Rui, Hồng Phong có thể chống chịu được gió bão cấp 9-10; hầu hết các tuyến đê còn lại chỉ chịu được bão dưới cấp 8.

Do hạn chế về kinh phí nên khó đầu tư đồng bộ cả tuyến, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn đối với sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân. Điển hình tại TX Quảng Yên, hiện một số vị trí trên tuyến đê qua địa bàn xã Hiệp Hoà xuống cấp chưa được tu sửa; từ xã Sông Khoai qua các xã Hiệp Hòa, Yên Giang, nhiều đoạn mặt đê thấp, một số vị trí thân đê đất thiếu độ kết dính, do đó khi xảy ra mưa bão dễ bị rửa trôi, sụt lún, tiềm ẩn nguy cơ cao vỡ đê.

Tại TX Đông Triều hiện có hơn 46km đê chạy dọc sông Kinh Thầy và sông Đá Bạc, một số vị trí đê xuống cấp, nhất là tại khu vực các thôn Đông Mai, Vận Động (xã Nguyễn Huệ), nguy cơ đe dọa đến cuộc sống của người dân mùa mưa bão.

Trước những diễn biến khó lường của thời tiết, để chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, bên cạnh xây dựng các phương án, kế hoạch phòng chống thiên tai, bão lũ, tỉnh tiếp tục chỉ đạo đầu tư kinh phí để cứng hoá đê điều, bảo vệ các tuyến đê xung yếu. Đặc biệt mới đây, UBND tỉnh ban hành văn bản số 2083 (ngày 4/4/2022) về việc tăng cường công tác đảm bảo an toàn công trình thuỷ lợi, đê điều và chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, phòng chống thiên tai năm 2022 trên địa bàn. Tỉnh yêu cầu các đơn vị, địa phương tăng cường thông tin tới người dân về các loại hình thiên tai, kinh nghiệm phòng tránh, ứng phó và giảm thiểu thiệt hại mưa bão. Trong đó, đặc biệt quan tâm tới cộng đồng dân cư sinh sống ven đê, vùng hạ du các đập, hồ chứa; đồng thời vận động người dân tham gia bảo vệ công trình đê điều, thuỷ lợi.

Cùng với đó, các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, nhà thầu thi công tập trung mọi nguồn lực đẩy nhanh hoàn thành xây dựng, tu bổ, sửa chữa công trình đê điều, thuỷ lợi, đảm bảo kịp thời đưa công trình vào chống lũ, bão năm nay. Các địa phương, đơn vị tăng cường công tác quản lý nhà nước về đê điều, công trình thuỷ lợi; có các giải pháp đảm bảo an toàn hệ thống đê điều, thuỷ lợi, nhất là các vị trí xung yếu, để kịp thời khắc phục; xây dựng các phương án hộ đê tại các điểm xung yếu và phương án hộ đê toàn tuyến. Đồng thời, rà soát, đánh giá chất lượng các cống dưới đê, phát hiện hư hỏng của cống để xử lý kịp thời…

Đặc biệt, các phương án phải đảm bảo an toàn tuyệt đối về người, giảm thiểu thiệt hại thấp nhất về tài sản khi xảy ra thiên tai theo phương châm "3 trước”, "4 tại chỗ” sát với điều kiện, tình hình thực tế của địa phương với tính khả thi cao.


Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

gegre
fegre
regre
rgtrt

Dạy học linh hoạt, phù hợp ới các trường thiệt hại do bão lũ

Ngày 19/9/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành văn bản số 5561/BGDĐT-GDTrH về việc tổ chức dạy học đối với các trường bị thiệt hại do bão lũ gửi các sở giáo dục và đào tạo.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ Cuba

Chiều 19/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp Đại sứ Cuba tại Việt Nam Orlando Nicolás Hernández Guillén.

Myanmar: Hơn 100 người bị ngộ độc sau khi tiêu thụ thực phẩm cứu trợ lũ lụt

Hơn 100 người dân tại làng Chaungchar thuộc thị trấn Tatkon của Nay Pyi Taw, Myanmar đã phải nhập viện do ngộ độc thực phẩm cứu trợ sau lũ lụt.

Công điện của Thủ tướng về việc chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.

Nhật Bản: Bão Pulasan sắp đổ bộ vào khu vực đảo chính Okinawa

Cơ quan thời tiết Nhật Bản cho biết cơn bão nhiệt đới lớn Pulasan dự kiến sẽ tiến gần nhất đến đảo chính của tỉnh Okinawa, phía Tây Nam nước này vào tối 18/9.

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo ứng phó áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão

Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, dự báo bão có khả năng đổi hướng, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10km; cường độ ít thay đổi.