moitruongplus Ngày 13-4, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá Đỗ Minh Tuấn đã ký quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ thực hiện Đề án nhập huyện Đông Sơn vào thành phố Thanh Hoá.
Theo phê duyệt, Đề án nhập huyện Đông Sơn vào thành phố Thanh Hoá bao gồm toàn bộ địa giới hành chính của thành phố Thanh Hoá và huyện Đông Sơn; có diện tích tự nhiên là hơn 228 km2, dân số 445.163 người, 48 đơn vị hành chính cấp xã (30 phường, 1 thị trấn, 17 xã). Thời gian thực hiện từ ngày 1/4/2022 – 1/4/2023.
Một trong những quy hoạch tại TP Thanh Hoá
Nhiệm vụ: Khảo sát, đánh giá hiện trạng theo các điều kiện, tiêu chuẩn của đơn vị hành chính đô thị; thu thập, tổng hợp số liệu, tài liệu , báo cáo; đề xuất phương án nhập, thành lập đơn vị hành chính; xây dựng đề án.
Xây dựng các báo cáo đánh giá tác động; định hướng phát triển thành phố Thanh Hoá; các giải pháp tổ chức thực hiện (tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị, bố trí cán bộ, công chức, viên chức, chế độ chính sách hỗ trợ; sử dụng công sở, cơ sở vật chất; chuyển đổi giấy tờ cá nhân, tổ chức…). Hoàn chỉnh hồ sơ, đề án, thực hiện trình tự, thủ tục trình cấp có thẩm quyền xem xét thông qua theo quy định pháp luật...
Đề án :Xây dựng và phát triển thành phố Thanh Hoá đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 xác định mục tiêu chung là xây dựng, phát triển thành phố Thanh Hóa toàn diện, nhanh và bền vững; trở thành một trong những trung tâm tài chính, thương mại, du lịch, khoa học - công nghệ, công nghiệp công nghệ cao, y tế, văn hóa, thể thao, giáo dục - đào tạo của vùng Bắc Trung Bộ và Nam Bắc Bộ; phấn đấu đến năm 2030 là một trong 5 thành phố trực thuộc tỉnh dẫn đầu cả nước, đến năm 2045 trở thành thành phố thông minh, văn minh, hiện đại, thu nhập cao.
Trong đó giai đoạn 2021-2025 có tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân hằng năm đạt 15,3%; giai đoạn 2026-2030 (trên cơ sở sáp nhập huyện Đông Sơn vào thành phố Thanh Hóa), tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân hằng năm đạt 18%...
Đề án đưa ra 4 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu về kinh tế; văn hoá - xã hội, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; bảo đảm vững chắc quốc phòng – an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho kinh tế - xã hội phát triển...
Thành phố Thanh Hóa hiện có 20 phường và 14 xã. Huyện Đông Sơn có 01 thị trấn và 13 xã.
Huyện Đông Sơn là một huyện đồng bằng châu thổ sông Mã, nằm ở trung tâm của tỉnh Thanh Hóa, cách Thành phố Thanh Hóa 5 km về phía tây. Được kiến tạo trên một địa hình tương đối ổn định, có cảnh quan rất đẹp và hài hòa, đất đai màu mỡ phì nhiêu, có hệ thống sông đào Nhà Lê, sông Hoàng, kênh Bắc và trên 200 ha ao hồ thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, có hệ thống núi đá vôi xen kẽ với nhiều chủng loại trữ lượng tương đối lớn và nguồn đất sét tốt tạo điều kiện cho việc phát triển ngành vật liệu xây dựng, chế tác đá và sản xuất gốm sứ.
Từ ngàn xưa đã xuất hiện nhiều ngành nghề thủ công truyền thống như nghề làm đồ đá, khắc chạm đá mỹ nghệ, đúc đồng, làm gốm…nổi tiếng gần xa. Sản phẩm từ đá của Đông Sơn không chỉ tham gia vào nhiều công trình thế kỷ Cố đô Huế, tượng đá ở núi Ngũ Hành Sơn (Quảng Nam), Lăng Bác,... mà còn vươn ra thị trường thế giới. Tiềm năng đất đai và con người, tạo cho Đông Sơn có vị trí quan trọng về kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Thanh.
Huyện Đông Sơn giáp thành phố Thanh Hoá ở phía đông, huyện Thiệu Hoá ở phía bắc, huyện Quảng Xương và Nông Cống ở phía Nam, huyện Triệu Sơn ở phía tây. Đông Sơncó Quốc lộ 45, Quốc lộ 47, và đường sắt xuyên Việt chạy qua thuận tiện cho việc giao lưu kinh tế - văn hoá với các địa phương trong cả nước.
Diện tích tự nhiên: 8241ha, trong đó đất nông nghiệp là 5229, chiếm 63,45%.
Dân số hơn 75 vạn người, trong đó số người trong độ tuổi lao động là 38 vạn người, chiếm 50,65%.
Huyện Ðông Sơn có 15 đơn vị hành chính, bao gồm Thị trấn Rừng thông và 14 xã: Đông yên, Đông Anh, Đông Minh, Đông Ninh, Đông Khê, Đông Hoàng, Đông Hoà, Đông Thịnh, Đông Tiến, Đông Thanh, Đông Phú, Đông Văn, Đông Nam và Đông Quang.
Ngày 19/9/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành văn bản số 5561/BGDĐT-GDTrH về việc tổ chức dạy học đối với các trường bị thiệt hại do bão lũ gửi các sở giáo dục và đào tạo.
Chiều 19/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp Đại sứ Cuba tại Việt Nam Orlando Nicolás Hernández Guillén.
Hơn 100 người dân tại làng Chaungchar thuộc thị trấn Tatkon của Nay Pyi Taw, Myanmar đã phải nhập viện do ngộ độc thực phẩm cứu trợ sau lũ lụt.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Cơ quan thời tiết Nhật Bản cho biết cơn bão nhiệt đới lớn Pulasan dự kiến sẽ tiến gần nhất đến đảo chính của tỉnh Okinawa, phía Tây Nam nước này vào tối 18/9.
Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, dự báo bão có khả năng đổi hướng, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10km; cường độ ít thay đổi.