moitruongplus Mới đây, Chủ tịch UBND TP Hà Nội ký Quyết định số 1218/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch bến xe, bãi đỗ xe, trung tâm tiếp vận và trạm dừng nghỉ trên địa bàn đến năm 2030- 2050.
Theo đó, các bến xe hiện có (trong khu vực đường vành đai 3) gồm: Gia Lâm, Mỹ Đình, Giáp Bát, Nước Ngầm được tạm thời giữ lại tiếp tục khai thác trong giai đoạn quá độ và chỉ nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất của bến xe trên cơ sở quy mô hiện có.
Về lâu dài sẽ được thay thế bằng các bến xe theo quy hoạch tại khu vực lân cận đường vành đai 3 (bến Đông Anh, bến Cổ Bi) và vành đai 4 (bến Nội Bài, bến Phùng, bến phía nam...).
Ảnh: Internet
Quỹ đất các bến xe khách hiện có này sẽ được chuyển chức năng ưu tiên cho nhu cầu phục vụ giao thông công cộng và giao thông đô thị (bãi đỗ xe công cộng, điểm trung chuyển xe buýt, trạm đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ...).
Trong giai đoạn trung hạn, xây dựng bến Yên Sở (diện tích khoảng 3,2 ha) theo dự án đầu tư được duyệt. Không bố trí các bến Xuân Phương, Kim Chung (do đã hết thời hạn thực hiện).
Vị trí, quy mô các bến xe trung hạn quy hoạch sẽ tiếp tục được rà soát xem xét cụ thể trong quá trình lập Điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và quy hoạch chuyên ngành giao thông vận tải có liên quan.
Các bến xe quy hoạch dài hạn gồm 7 bến: bến phía bắc, diện tích khoảng từ 5 đến 7 ha; Bến Đông Anh, diện tích 5,3 ha; bến phía Đông Bắc (Cổ Bi), diện tích 10,4 ha; bến phía nam tại hai khu vực, tổng diện tích khoảng 11 ha; bến Yên Nghĩa (hiện có), diện tích khoảng 7,0 ha; bến phía Tây, diện tích khoảng 5-7 ha; Bến Phùng, diện tích khoảng 8-10 ha.
Trong phạm vi đô thị trung tâm, quy hoạch 8 bến xe tải (gồm: Bến xe tải phía bắc: 15 ha; Bến xe tải phía Đông Bắc (Phủ Lỗ): 10 ha; Bến xe tải Yên Viên-Yên Thường: 20 ha, có kết hợp với Trung tâm tiếp vận Đông Bắc 10 ha, tạo thành 1 trung tâm vận tải hàng hóa quy mô 30 ha; Bến xe tải phía Đông (Cổ Bi): 10 ha; Bến xe tải Khuyến Lương: 7 ha; Bến xe tải phía nam: 10 ha; Bến xe tải phía Tây Nam (Hà Đông): 10 ha; Bến xe tải Phùng: 10 ha).
Về quy hoạch mạng lưới bãi đỗ xe trong phạm vi đô thị trung tâm, quy hoạch tâm quy hoạch các bãi đỗ xe công cộng với tổng diện tích 1805,7 ha bao gồm: bãi đỗ xe công công tập trung: 1197,8 ha; bãi đỗ xe trung chuyển, chuyển đổi phương tiện (P&R): 17,7 ha; bãi đỗ xe buýt và xe tải: 590,2 ha.
Đối với mạng lưới trung tâm tiếp vận, gồm 7 khu: Trung tâm tiếp vận phía đông tại Dương Xá, huyện Gia Lâm, diện tích 10 ha; Trung tâm tiếp vận phía đông bắc tại khu vực phía đông bắc ga Yên Viên, huyện Gia Lâm, diện tích 10 ha; Trung tâm tiếp vận khu vực ga Bắc Hồng tại ga Bắc Hồng, huyện Đông Anh, diện tích 10 ha; Trung tâm tiếp vận Mê Linh giáp ga Mê Linh, huyện Mê Linh, diện tích 10 ha; Trung tâm tiếp vận phía nam tại khu vực phía bắc tổ hợp ga Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, diện tích 10 ha; Trung tâm tiếp vận phía tây giáp ga Tây Hà Nội, tuyến đường sắt vành đai phía đông, huyện Hoài Đức, diện tích 10 ha; Trung tâm tiếp vận phía tây nam giáp ga Hà Đông, quận Hà Đông, diện tích 10 ha.
Ngày 19/9/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành văn bản số 5561/BGDĐT-GDTrH về việc tổ chức dạy học đối với các trường bị thiệt hại do bão lũ gửi các sở giáo dục và đào tạo.
Chiều 19/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp Đại sứ Cuba tại Việt Nam Orlando Nicolás Hernández Guillén.
Hơn 100 người dân tại làng Chaungchar thuộc thị trấn Tatkon của Nay Pyi Taw, Myanmar đã phải nhập viện do ngộ độc thực phẩm cứu trợ sau lũ lụt.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Cơ quan thời tiết Nhật Bản cho biết cơn bão nhiệt đới lớn Pulasan dự kiến sẽ tiến gần nhất đến đảo chính của tỉnh Okinawa, phía Tây Nam nước này vào tối 18/9.
Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, dự báo bão có khả năng đổi hướng, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10km; cường độ ít thay đổi.