moitruongplus Đó là nội dung nhấn mạnh của Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng tại Hội nghị chuyên đề Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội sáng nay (7/4).
Quang cảnh Hội nghị
Hội nghị chuyên đề nhằm xem xét, thông qua những chủ trương liên quan đến các nội dung quan trọng: Kế hoạch đầu tư xây dựng, cải tạo trường học công lập đạt chuẩn quốc gia, nâng cấp hệ thống y tế và tu bổ, tôn tạo di tích trong giai đoạn 2022-2025; Biện pháp giải quyết, tập trung xử lý đối với các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm tiến độ, chậm triển khai, vi phạm pháp luật đất đai trên địa bàn Thành phố.
Chủ trì hội nghị có các đồng chí: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Đinh Tiến Dũng; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Chu Ngọc Anh; Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn; Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong.
Tham dự hội nghị có đại diện một số cơ quan trung ương; các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Thành ủy viên; thủ trưởng các sở, ban, ngành, tổ chức, cơ quan, đơn vị; bí thư các quận, huyện, thị ủy và đảng ủy trực thuộc Thành ủy Hà Nội.
Để bảo đảm công tác phòng, chống dịch Covid-19, hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến tại 4 phòng họp ở trụ sở Thành ủy.
Phát biểu khai mạc, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Đinh Tiến Dũng nêu rõ mục tiêu của thành phố Hà Nội đến 2025 có số trường công lập đạt chuẩn quốc gia 80 – 85%; số giường bệnh trên 1 vạn dân là 30 – 35 giường. Đồng thời, cho biết Thành uỷ đã chỉ đạo Ban Cán sự Đảng UBND TP xây dựng kế hoạch đầu tư xây dựng, cải tạo trường học đạt chuẩn quốc gia, nâng cấp hệ thống y tế và tu bổ, tôn tạo di tích trong giai đoạn 2022 – 2025.
Đề cập về "biện pháp giải quyết, tập trung xử lý đối với các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm tiến độ, chậm triển khai, vi phạm pháp luật đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội”, Bí thư Thành uỷ Đinh Tiến Dũng cho biết thời gian qua, Thành phố đã triển khai nhiều biện pháp khắc phục, giải quyết những tồn tại của các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai trên địa bàn, xong hiệu quả chưa cao.
"Vì vậy, quan điểm là tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, tập trung xử lý, giải quyết dứt điểm các dự án chậm tiến độ, chậm triển khai trên địa bàn TP; thiết lập kỷ cương trong công tác quản lý dự án đầu tư và quản lý, sử dụng đất đai, công khai minh bạch các dự án chậm tiến độ, chậm đưa đất vào sử dụng trên địa bàn thành phố để tạo sự đồng thuận, giám sát của người dân và doanh nghiệp” - ông Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh.
Thảo luận về nội dung này, các đại biểu khẳng định vẫn còn tình trạng lấn, chiếm, để hoang hóa, sử dụng sai mục đích, lãng phí, cho thuê lại đất sai quy định xảy ra một số địa phương. Nhiều dự án chậm tiến độ, chậm triển khai, một số dự án vi phạm pháp luật về đầu tư, quy hoạch, đất đai, thuế, xây dựng đã được rà soát, kiểm tra và đề xuất các biện pháp xử lý nhưng vẫn còn tình trạng không được xử lý dứt điểm, không đưa đất vào sử dụng.
"Những dự án chậm triển khai trên địa bàn quận Ba Đình, chúng tôi mong muốn thành phố chỉ đạo dứt điểm việc thu hồi các dự án đã giao đất nhưng chậm triển khai. Với những điểm đất mà phù hợp với quy hoạch, khi thu hồi thành phố tạo điều kiện giao cho quận để thực hiện các dự án xây dựng trường học để hoàn thành mục tiêu xây dựng trường chuẩn quốc gia" - Ông Hoàng Minh Dũng Tiến, Bí thư Quận ủy Ba Đình kiến nghị.
Theo báo cáo từ năm ngoái đến nay thành phố Hà Nội đã kiểm tra, xử lý 135 dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm Luật đất đai; đã thanh tra, kiểm tra liên ngành đối với 404 dự án được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất./.
Ngày 19/9/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành văn bản số 5561/BGDĐT-GDTrH về việc tổ chức dạy học đối với các trường bị thiệt hại do bão lũ gửi các sở giáo dục và đào tạo.
Chiều 19/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp Đại sứ Cuba tại Việt Nam Orlando Nicolás Hernández Guillén.
Hơn 100 người dân tại làng Chaungchar thuộc thị trấn Tatkon của Nay Pyi Taw, Myanmar đã phải nhập viện do ngộ độc thực phẩm cứu trợ sau lũ lụt.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Cơ quan thời tiết Nhật Bản cho biết cơn bão nhiệt đới lớn Pulasan dự kiến sẽ tiến gần nhất đến đảo chính của tỉnh Okinawa, phía Tây Nam nước này vào tối 18/9.
Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, dự báo bão có khả năng đổi hướng, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10km; cường độ ít thay đổi.