moitruongplus Chính quyền Đà Nẵng vừa phát đi cảnh báo về tình trạng tạo sốt đất ảo ở khu vực nông thôn tại thành phố này để trục lợi.

Ngày 7/4, Sở Tài nguyên và Môi trường TP Đà Nẵng đã phát đi thông tin cảnh báo sốt đất ảo để trục lợi ở vùng nông thôn trên địa bàn.

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Đà Nẵng, thời gian gần đây xuất hiện một số nhóm người có chủ ý tạo ra những đợt sốt đất ảo, nhất là ở khu vực nông thôn ở các tỉnh, thành cả nước, trong đó, có huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) nhằm trục lợi.

Thủ đoạn nhóm người này sử dụng như tạo điểm nóng để thông tin không chính xác về việc người dân chen chúc nộp hồ sơ, gây quá tải tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giao dịch đất đai tại huyện Hòa Vang.


Hình ảnh nhiều người chen chân chờ làm thủ tục đất đai tại huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) những ngày đầu tháng 4/2022.

Sở Tài nguyên và Môi trường Đà Nẵng cho biết, qua khảo sát, hầu hết người thực hiện giao dịch thật sự không quá nhiều, mà hình ảnh chen chúc đăng tải trên mạng xã hội có khá đông thành phần là những nhóm người môi giới mua bán đất đai, môi giới làm thay thủ tục đất đai cho người khác, đồng thời quy định của pháp luật đất đại hiện hành về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất chưa có sự thay đổi.

Việc đưa hình ảnh lên mạng xã hội nhằm phô trương nhu cầu, quy mô lượng người giao dịch, mua bán tạo nên làn sóng gây sốt đất ảo, làm giá mua đi bán lại giữa những nhóm người này với nhau, với chiêu trò "giá ngày hôm sau tăng hơn hôm trước", mục đích cuối cùng là đẩy giá đất lên cao so với thực tế và trục lợi từ mua bán đất đai.

Cơn "sốt ảo" do nhóm người này tạo ra khiến nhiều người có tham vọng đầu tư kiếm lời nhầm tưởng "sốt đất” thật nên mua vào với giá rất cao, không đúng với giá trị thực tế ở thời điểm giao dịch. Thậm chí, có không ít người dân địa phương bán đi đất với giá thấp rồi mua lại đất với giá rất cao, có trường hợp mua lại chính lô đất mình đã bán với tâm lý sẽ kiếm tiền chênh lệch.

Tuy nhiên, sau thời gian ngắn tung nhiều chiêu trò để tạo cơn sốt ảo và trục lợi thành công, nhóm "cò đất" này sẽ rút lui khỏi địa bàn thì giá đất trở về giá trị thực của thị trường và theo nhu cầu thực tế, để lại nhóm mua cuối cùng có nhu cầu bán nhưng không ai mua. Hậu quả, những người đang ôm đất chịu thiệt hại nặng nề, nhiều người phải chấp nhận bán cắt lỗ do dùng tiền vay để mua đất đầu cơ bán kiếm lời. Đặc biệt, trong trường hợp nhóm đầu tư thứ cấp dùng tiền vay để mua đầu tư kiếm lời không đủ sức trả lãi vay phải bán cắt lỗ, dẫn đến hậu quả lặp lại là "tiền mất, tật mang", gây nhiều hệ lụy cho đời sống và xã hội.

Trước chiêu trò tạo cơn sốt ảo giá đất để trục lợi như trên, Sở Tài nguyên và Môi trường TP Đà Nẵng khuyến cáo người dân, nhất là vùng nông thôn huyện Hòa Vang cần hết sức thận trọng, tỉnh táo, cảnh giác để tránh phải gánh hậu quả không mong muốn và hệ lụy cho gia đình, xã hội.


Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

gegre
fegre
regre
rgtrt

Dạy học linh hoạt, phù hợp ới các trường thiệt hại do bão lũ

Ngày 19/9/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành văn bản số 5561/BGDĐT-GDTrH về việc tổ chức dạy học đối với các trường bị thiệt hại do bão lũ gửi các sở giáo dục và đào tạo.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ Cuba

Chiều 19/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp Đại sứ Cuba tại Việt Nam Orlando Nicolás Hernández Guillén.

Myanmar: Hơn 100 người bị ngộ độc sau khi tiêu thụ thực phẩm cứu trợ lũ lụt

Hơn 100 người dân tại làng Chaungchar thuộc thị trấn Tatkon của Nay Pyi Taw, Myanmar đã phải nhập viện do ngộ độc thực phẩm cứu trợ sau lũ lụt.

Công điện của Thủ tướng về việc chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.

Nhật Bản: Bão Pulasan sắp đổ bộ vào khu vực đảo chính Okinawa

Cơ quan thời tiết Nhật Bản cho biết cơn bão nhiệt đới lớn Pulasan dự kiến sẽ tiến gần nhất đến đảo chính của tỉnh Okinawa, phía Tây Nam nước này vào tối 18/9.

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo ứng phó áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão

Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, dự báo bão có khả năng đổi hướng, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10km; cường độ ít thay đổi.