moitruongplus Chiều 5/3, tại tỉnh Kiên Giang, Bộ NNPTNT phối hợp với UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức khánh thành dự án cống Cái Lớn - Cái Bé. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan đến dự.

Công trình "siêu thủy lợi” này có tổng vốn đầu tư trên 3.300 tỉ đồng, do Ban Quản lý đầu tư và xây dựng thủy lợi 10 (Bộ NN&PTNT) làm chủ đầu tư. Dự án được triển khai xây dựng tại xã Bình An, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang gồm: Cống Cái Lớn, cống Cái Bé và đê nối với Quốc lộ 61; Trong đó, cống Cái Lớn có tổng chiều rộng thông nước là 455m, gồm 11 khoang, mỗi khoang rộng 40m và khoang âu thuyền rộng 15m. Cống Cái Bé tổng chiều rộng thông nước 85m, gồm 2 khoang, mỗi khoang rộng 35m và 1 khoang âu thuyền rộng 15m. Cửa van cống và van âu thuyền bằng thép, vận hành bằng hệ thống xi lanh thủy lực. Trên cống có thiết kế cầu giao thông nông thôn.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các đại biểu bấm nút khánh thành dự án cống Cái Lớn - Cái Bé

Mục tiêu của dự án cống Cái Lớn - Cái Bé giúp kiểm soát nguồn nước (mặn, lợ, ngọt), tạo điều kiện sản xuất ổn định, bền vững đối với các mô hình sản xuất theo hệ sinh thái (ngọt, mặn - lợ, ngọt - lợ luân phiên) cho vùng hưởng lợi tại ĐBSCL với diện tích tự nhiên 384.120 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp, thủy sản trên 346.200 ha của người dân thuộc 5 tỉnh: Kiên Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng.

Dự án được khởi công xây dựng từ tháng 10/2019 và hoàn thành vào tháng 11/2021. Vào tháng 1/2022, công trình đã được bàn giao cho Công ty TNHH MTV Khai thác Thủy lợi Dầu Tiếng - Phước Hòa vận hành khai thác.

Theo ông Lê Hồng Linh, Giám đốc Ban Quản lý đầu tư và xây dựng công trình thủy lợi 10 (chủ đầu tư dự án), sẽ có 16 điểm quan trắc nước đo mặn, ô nhiễm, đo mực nước… ở trong vùng dự án để chuyển dữ liệu về trung tâm điều hành phục vụ cho vận hành cống. "Công trình không phải là ngăn chặn nước mặn, đóng cống thì ngoài mặn, trong ngọt, thay đổi hẳn vùng dự án, bản chất là nó sẽ giữ sự ổn định cho vùng sản xuất chứ không phải ngăn chặn triệt để. Trong vùng dự án vẫn là 3 hệ sinh thái, nước lợ, nước mặn và nước ngọt không bị xáo trộn. Công trình sẽ làm thế nào giữ được sự ổn định cho 3 vùng này, từ đó ổn định sản xuất, không để tình trạng mặn thất thường xảy ra, đồng thời giữ lại nguồn nước ngọt khi cần”, ông Linh nói.


Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

gegre
fegre
regre
rgtrt

Dạy học linh hoạt, phù hợp ới các trường thiệt hại do bão lũ

Ngày 19/9/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành văn bản số 5561/BGDĐT-GDTrH về việc tổ chức dạy học đối với các trường bị thiệt hại do bão lũ gửi các sở giáo dục và đào tạo.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ Cuba

Chiều 19/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp Đại sứ Cuba tại Việt Nam Orlando Nicolás Hernández Guillén.

Myanmar: Hơn 100 người bị ngộ độc sau khi tiêu thụ thực phẩm cứu trợ lũ lụt

Hơn 100 người dân tại làng Chaungchar thuộc thị trấn Tatkon của Nay Pyi Taw, Myanmar đã phải nhập viện do ngộ độc thực phẩm cứu trợ sau lũ lụt.

Công điện của Thủ tướng về việc chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.

Nhật Bản: Bão Pulasan sắp đổ bộ vào khu vực đảo chính Okinawa

Cơ quan thời tiết Nhật Bản cho biết cơn bão nhiệt đới lớn Pulasan dự kiến sẽ tiến gần nhất đến đảo chính của tỉnh Okinawa, phía Tây Nam nước này vào tối 18/9.

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo ứng phó áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão

Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, dự báo bão có khả năng đổi hướng, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10km; cường độ ít thay đổi.