moitruongplus Sáng 22/2, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp mặt lãnh đạo và các nhà khoa học, chuyên gia kinh tế Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam.


Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc với lãnh đạo và các nhà khoa học, chuyên gia kinh tế Hội khoa học Kinh tế Việt Nam

Tại buổi gặp mặt, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, Đảng và Nhà nước rất quan tâm và coi trọng đội ngũ trí thức, nhà khoa học trên tất cả các lĩnh vực, đồng thời bày tỏ trân trọng, biểu dương Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam đã có nhiều đóng góp đối với đất nước. Hội góp phần đề xuất xây dựng hệ thống pháp lý kinh tế đổi mới và hội nhập, chuyển từ nền kinh tế tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cùng với đó là thực hiện tốt công tác góp ý, phản biện chính sách.

Đặc biệt, với lực lượng các nhà khoa học tâm huyết, trí tuệ, Hội đã đóng góp có kết quả vào hai nhiệm vụ nghiên cứu, tư vấn về quan điểm phát triển và các giải pháp chính sách, xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025, đóng góp hiệu quả vào quá trình chuẩn bị Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Đất nước sau 35 năm đổi mới có nhiều thành tựu quan trọng, nhưng cũng có những vấn đề cần tháo gỡ để thúc đẩy phát triển, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đánh giá các nhà khoa học tại buổi gặp mặt đã nêu nhiều ý kiến tâm huyết về vấn đề này. Trong đó, nhiều ý kiến nêu về các đột phá phát triển kinh tế, biện pháp tháo gỡ "nút thắt” về thể chế kinh tế để thúc đẩy phát triển, thoát bẫy thu nhập trung bình; xây dựng nền kinh tế tự cường; cải cách mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, không hình sự hóa các vấn đề kinh tế, phát huy tinh thần xung kích, vượt khó của doanh nghiệp; đổi mới mô hình tăng trưởng để tăng năng suất lao động… Tất cả những điều đó nhằm tiếp tục đổi mới sáng tạo, khát vọng phát triển để đưa đất nước tiến lên, thực hiện quả nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và hiện thực hóa khát vọng xây dựng đất nước hùng cường đến năm 2045.

Trước những vấn đề của đất nước, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, giới nghiên cứu, các nhà khoa học cần đi trước một bước để có những đề xuất về định hướng phát triển sát thực tiễn. Với Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam, cần tập hợp được nhiều nhà kinh tế có danh tiếng, uy tín, Chủ tịch nước đề nghị Hội tiếp tục phát huy vị trí và vai trò của mình, có thêm nhiều đóng góp đối với việc hoạch định chính sách kinh tế quan trọng của đất nước, nhất là trong bối cảnh hiện nay và sắp tới.

Chủ tịch nước tin tưởng với bản chất tốt đẹp, truyền thống vẻ vang, đội ngũ đông đảo các nhà khoa học nhiều thế hệ, có trình độ cao, tâm huyết với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ, đạt được nhiều thành tựu to lớn trong sự nghiệp khoa học cao cả, đóng góp thiết thực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Chủ tịch nước giao Văn phòng Chủ tịch nước tổng hợp các ý kiến phát biểu trong buổi gặp mặt để đề xuất, báo cáo các cơ quan chức năng có thẩm quyền nghiên cứu, chọn lọc, tiếp thu. Các chuyên gia, nhà khoa học cũng bày tỏ mong muốn có thêm nhiều cơ hội được Chủ tịch nước gặp mặt định kỳ, trao đổi, lắng nghe những ý kiến tâm huyết, đóng góp cho dân giàu, nước mạnh./.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

gegre
fegre
regre
rgtrt

Dạy học linh hoạt, phù hợp ới các trường thiệt hại do bão lũ

Ngày 19/9/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành văn bản số 5561/BGDĐT-GDTrH về việc tổ chức dạy học đối với các trường bị thiệt hại do bão lũ gửi các sở giáo dục và đào tạo.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ Cuba

Chiều 19/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp Đại sứ Cuba tại Việt Nam Orlando Nicolás Hernández Guillén.

Myanmar: Hơn 100 người bị ngộ độc sau khi tiêu thụ thực phẩm cứu trợ lũ lụt

Hơn 100 người dân tại làng Chaungchar thuộc thị trấn Tatkon của Nay Pyi Taw, Myanmar đã phải nhập viện do ngộ độc thực phẩm cứu trợ sau lũ lụt.

Công điện của Thủ tướng về việc chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.

Nhật Bản: Bão Pulasan sắp đổ bộ vào khu vực đảo chính Okinawa

Cơ quan thời tiết Nhật Bản cho biết cơn bão nhiệt đới lớn Pulasan dự kiến sẽ tiến gần nhất đến đảo chính của tỉnh Okinawa, phía Tây Nam nước này vào tối 18/9.

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo ứng phó áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão

Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, dự báo bão có khả năng đổi hướng, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10km; cường độ ít thay đổi.