moitruongplus Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Thế giới rất cần một cam kết rõ ràng từ tất cả các quốc gia G20 đối với mục tiêu giảm 1,5 độ C của Thỏa thuận Paris.
Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres cho rằng theo các nhà khoa học, để đạt được mục tiêu đầy tham vọng trên, thế giới phải đạt được mức độ trung hòa carbon trước năm 2050 và cắt giảm 45% lượng khí thải nhà kính nguy hiểm vào năm 2030 so với mức năm 2010. Tuy vậy, ông cảnh báo "chúng ta đang đi chệch hướng”.
"Không có con đường nào dẫn đến mục tiêu của Thỏa thuận Paris mà không có sự đồng lòng của G20. Tín hiệu này là rất cần thiết bởi hàng tỉ người đang ở tuyến đầu của cuộc khủng hoảng khí hậu và các thị trường, các nhà đầu tư và ngành công nghiệp cho rằng sẽ không thể tránh khỏi một tương lai không có khả năng chống chịu với khí hậu”, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc cho biết.
Lũ lụt đang gia tăng trên khắp thế giới do biến đổi khí hậu. (Ảnh: UN Women)
Chỉ còn chưa đầy 100 ngày nữa là đến Hội nghị thượng đỉnh của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu (COP26), một cuộc họp quan trọng sẽ được tổ chức tại Glasgow (Anh) vào cuối tháng 10. Ông Guterres kêu gọi tất cả các nhà lãnh đạo G20 và các nhà lãnh đạo khác cam kết đạt được mức phát thải ròng bằng 0 vào giữa thế kỷ này, đưa ra các kế hoạch khí hậu quốc gia năm 2030 nhiều tham vọng hơn, cũng như các chính sách và hành động cụ thể phù hợp với một tương lai không phát thải.
Những kế hoạch hay chính sách này bao gồm không sử dụng than mới sau năm 2021, loại bỏ dần trợ cấp nhiên liệu hóa thạch và nhất trí với mức giá sàn carbon quốc tế tối thiểu theo đề xuất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
Người đứng đầu Liên Hợp Quốc nhấn mạnh, "G7 và các nước phát triển khác cũng phải thực hiện một gói hỗ trợ liên kết đáng tin cậy cho các nước đang phát triển, bao gồm đáp ứng mục tiêu 100 tỉ USD, tăng cường hỗ trợ thích ứng và chống chịu cho ít nhất 50% tổng tài chính khí hậu và thu hút các ngân hàng phát triển nhà nước và đa phương, để điều chỉnh đáng kể danh mục khí hậu của họ nhằm đáp ứng nhu cầu của các nước đang phát triển”.
Theo Kinh tế Môi trường
Ngày 19/9/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành văn bản số 5561/BGDĐT-GDTrH về việc tổ chức dạy học đối với các trường bị thiệt hại do bão lũ gửi các sở giáo dục và đào tạo.
Chiều 19/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp Đại sứ Cuba tại Việt Nam Orlando Nicolás Hernández Guillén.
Hơn 100 người dân tại làng Chaungchar thuộc thị trấn Tatkon của Nay Pyi Taw, Myanmar đã phải nhập viện do ngộ độc thực phẩm cứu trợ sau lũ lụt.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Cơ quan thời tiết Nhật Bản cho biết cơn bão nhiệt đới lớn Pulasan dự kiến sẽ tiến gần nhất đến đảo chính của tỉnh Okinawa, phía Tây Nam nước này vào tối 18/9.
Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, dự báo bão có khả năng đổi hướng, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10km; cường độ ít thay đổi.