moitruongplus UBND quận Tây Hồ áp dụng các biện pháp tương ứng cấp độ 3 về phòng dịch như hàng ăn bán mang về, cấm hoạt động kinh doanh buôn bán tại các chợ cóc, chợ tạm; tạm dừng hoạt động đối với các cơ sở kinh doanh, dịch vụ không thiết yếu...


Tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn Quận trong tuần qua có nhiều diễn biến phức tạp, xuất hiện các khu vực dân cư có số ca mắc tăng nhanh tại các phường Yên Phụ, Quảng An, Bưởi, Xuân La…..Căn cứ Thông báo số 851/TB-UBND ngày 24/12/2021 của UBND Thành phố Hà Nội và Thông báo số 06/TB-BCĐ ngày 25/12/2021 của Ban chỉ đạo phòng chống dịch quận Tây Hồ về việc triển khai công tác phòng chống dịch trên địa bàn quận thuộc cấp độ 3.

Từ 12h ngày mai (26/12), UBND quận Tây Hồ yêu cầu các nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, giải khát chỉ được phép bán hàng mang về và đóng cửa trước 21h hằng ngày.

Quận Tây Hồ cũng cấm hoạt động kinh doanh buôn bán tại các chợ cóc, chợ tạm; tạm dừng hoạt động đối với các cơ sở kinh doanh, dịch vụ không thiết yếu, có nguy cơ lây nhiễm cao như: cơ sở làm đẹp (trừ dịch vụ cắt tóc, uốn tóc); khu vui chơi, giải trí; quán bar; karaoke (kể cả karaoke loa kéo, quán hát cho nhau nghe); game; massage; phố đi bộ.

tm-img-alt
Ảnh minh họa
Bên cạnh đó, quận Tây Hồ cũng không cho phép tổ chức các hoạt động hội họp, sự kiện tập trung trên 20 người trong một phòng; không tụ tập từ 10 người trở lên ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện. Yêu cầu những người tham gia phải được tiêm đủ liều vaccine hoặc đã khỏi bệnh Covid-19; có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trong vòng 72 giờ; tuân thủ nghiêm ngặt 5K, cài đặt và quét mã QR.

Các trường Trung học phổ thông, Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên tạm dừng tổ chức dạy học trực tiếp theo Văn bản số 4156/SGDĐT-CTTT ngày 03/12/2021 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, chuyển sang dạy và học theo hình thức trực tuyến cho đến khi có thông báo mới.

Dừng triệt để các nghi lễ tôn giáo, hoạt động có tập trung từ 20 người trở lên tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự; dừng tất cả các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí tại các địa điểm công cộng.

Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh trên địa bàn được khuyến cáo hạn chế tiếp khách làm việc trực tiếp tại đơn vị, tăng cường hoạt động làm việc trực tuyến.

Chính quyền sở tại cũng khuyến cáo người dân không ra khỏi nhà khi không cần thiết. Trong trường hợp ra khỏi nhà, người dân cần tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch: bắt buộc đeo khẩu trang khi ra ngoài, không tập trung đông người, thực hiện khai báo y tế theo quy định; khi có dấu hiệu ho, sốt, khó thở... phải thông báo ngay cho cơ quan y tế để được hướng dẫn và khám, điều trị kịp thời.

Trước đó, UBND thành phố Hà Nội đã có Thông báo số 851/TB-UBND về đánh giá cấp độ dịch trong phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Theo đó, Hà Nội vẫn ở cấp độ 2 (nguy cơ trung bình, tương ứng với màu vàng) trong phòng, chống dịch COVID-19. Tuy nhiên, có 21 quận, huyện, thị xã ở cấp độ 2 (giảm 3 quận, huyện) và 8 quận ở cấp độ 3 (nguy cơ cao, tương ứng với màu cam), tăng 6 quận, chỉ có duy nhất 1 huyện ở cấp độ 1. Không có địa phương nào cấp độ 4.

8 quận hiện ở cấp độ 3 gồm: Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Long Biên, Nam Từ Liêm và Tây Hồ.

Về cấp xã, phường, có 396 địa phương ở cấp độ 1 (giảm 43 xã, phường); 116 địa phương ở cấp độ 2 (giảm 16 xã, phường); 67 xã, phường ở cấp độ 3 (tăng 42 xã, phường) và không có địa bàn nào ở cấp độ 4 (nguy cơ rất cao, tương ứng với màu đỏ).

Trong vòng 14 ngày gần đây, có 67 xã, phường ghi nhận nhiều ca bệnh trong cộng đồng, phân bố theo các quận, huyện, thị xã như sau: Ba Đình 9 đơn vị, Đống Đa 11 đơn vị, Gia Lâm 1 đơn vị, Hà Đông 3 đơn vị, Hai Bà Trưng 12 đơn vị, Hoàn Kiếm 4 đơn vị, Hoàng Mai 12 đơn vị, Long Biên 3 đơn vị, Nam Từ Liêm 2 đơn vị, Tây Hồ 5 đơn vị, Thanh Trì 5 đơn vị.

Còn lại, trong số 512 xã, phường, thị trấn, có 396 xã, phường, thị trấn ở cấp độ 1 và 116 xã, phường, thị trấn ở cấp độ 2. Cùng với tiêu chí về số ca mắc trong cộng đồng, đánh giá cấp độ dịch trên địa bàn Hà Nội còn dựa vào độ bao phủ vaccine COVID-19.

Trong 14 ngày gần đây, trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 17.832 ca mắc tại cộng đồng (tăng 6.063 ca so với 14 ngày trước đó).


Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

gegre
fegre
regre
rgtrt

Dạy học linh hoạt, phù hợp ới các trường thiệt hại do bão lũ

Ngày 19/9/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành văn bản số 5561/BGDĐT-GDTrH về việc tổ chức dạy học đối với các trường bị thiệt hại do bão lũ gửi các sở giáo dục và đào tạo.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ Cuba

Chiều 19/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp Đại sứ Cuba tại Việt Nam Orlando Nicolás Hernández Guillén.

Myanmar: Hơn 100 người bị ngộ độc sau khi tiêu thụ thực phẩm cứu trợ lũ lụt

Hơn 100 người dân tại làng Chaungchar thuộc thị trấn Tatkon của Nay Pyi Taw, Myanmar đã phải nhập viện do ngộ độc thực phẩm cứu trợ sau lũ lụt.

Công điện của Thủ tướng về việc chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.

Nhật Bản: Bão Pulasan sắp đổ bộ vào khu vực đảo chính Okinawa

Cơ quan thời tiết Nhật Bản cho biết cơn bão nhiệt đới lớn Pulasan dự kiến sẽ tiến gần nhất đến đảo chính của tỉnh Okinawa, phía Tây Nam nước này vào tối 18/9.

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo ứng phó áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão

Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, dự báo bão có khả năng đổi hướng, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10km; cường độ ít thay đổi.