moitruongplus Theo TEPCO, nước nhiễm phóng xạ rò rỉ từ 1 bể chứa nước tăng áp kết nối với tòa nhà chứa lò phản ứng số 2 trong nhà máy Fukushima số 1.

Ngày 13/8, công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) của Nhật Bản cho biết khoảng 25 tấn nước nhiễm phóng xạ đã rò rỉ bên trong Nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 - vốn đã ngừng hoạt động sau trận động đất, sóng thần năm 2011. Thông tin trên được đưa ra 1 tuần sau khi bắt đầu đợt xả nước nhiễm xạ đã qua xử lý ra biển lần thứ 8.

Theo TEPCO, nước nhiễm phóng xạ rò rỉ từ 1 bể chứa nước tăng áp kết nối với tòa nhà chứa lò phản ứng số 2 trong nhà máy Fukushima số 1. Nước rò rỉ tích tụ ở tầng hầm đầu tiên của tòa nhà chứa lò phản ứng khiến mực nước nhiễm xạ tăng lên. Tuy nhiên, TEPCO khẳng định nước nhiễm xạ không thoát ra ngoài tòa nhà chứa lò phản ứng.


Các bể chứa nước thải tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi ở tỉnh Fukushima, Nhật Bản ngày 22/8/2023. Ảnh tư liệu: Kyodo

Hiện tượng rò rỉ được phát hiện đầu tiên vào ngày 9/8, khi mực nước trong bể chứa nước tăng áp giảm. TEPCO cho biết có kế hoạch sử dụng một robot điều khiển từ xa để đo mức độ bức xạ vào ngày 16/8 và xác định chính xác vị trí và nguyên nhân rò rỉ.

Tháng 3/2011, Nhật Bản hứng chịu thảm họa động đất và sóng thần, ảnh hưởng tới nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1. TEPCO đã phải xử lý hàng trăm bể chứa hơn 1 triệu tấn nước nhiễm các chất phóng xạ sau khi làm mát lò phản ứng. Lượng nước thải đã trải qua một quá trình xử lý và loại bỏ hầu hết các chất phóng xạ, trừ chất tritium. Lượng tritium còn lại sau đó được pha loãng đến tỷ lệ 1/40, nồng độ cho phép theo tiêu chuẩn an toàn của Nhật Bản, trước khi được xả ra Thái Bình Dương qua một đường ống ngầm dài 1 km từ nhà máy. Các chuyên gia cho biết lượng tritium trong môi trường sẽ cực nhỏ do hòa lẫn với nước biển.

Việc xả nước nhiễm xạ đã qua xử lý tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima ra biển bắt đầu được tiến hành từ tháng 8/2023 và đợt xả nước thứ 8 bắt đầu vào tuần trước. Trong năm tài chính 2024, TEPCO dự kiến xả tổng cộng 54.600 tấn nước nhiễm xạ đã qua xử lý trong 7 đợt.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

gegre
fegre
regre
rgtrt

Dạy học linh hoạt, phù hợp ới các trường thiệt hại do bão lũ

Ngày 19/9/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành văn bản số 5561/BGDĐT-GDTrH về việc tổ chức dạy học đối với các trường bị thiệt hại do bão lũ gửi các sở giáo dục và đào tạo.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ Cuba

Chiều 19/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp Đại sứ Cuba tại Việt Nam Orlando Nicolás Hernández Guillén.

Myanmar: Hơn 100 người bị ngộ độc sau khi tiêu thụ thực phẩm cứu trợ lũ lụt

Hơn 100 người dân tại làng Chaungchar thuộc thị trấn Tatkon của Nay Pyi Taw, Myanmar đã phải nhập viện do ngộ độc thực phẩm cứu trợ sau lũ lụt.

Công điện của Thủ tướng về việc chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.

Nhật Bản: Bão Pulasan sắp đổ bộ vào khu vực đảo chính Okinawa

Cơ quan thời tiết Nhật Bản cho biết cơn bão nhiệt đới lớn Pulasan dự kiến sẽ tiến gần nhất đến đảo chính của tỉnh Okinawa, phía Tây Nam nước này vào tối 18/9.

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo ứng phó áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão

Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, dự báo bão có khả năng đổi hướng, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10km; cường độ ít thay đổi.