moitruongplus Mưa lớn đã gây ra lở đất và lũ quét khiến ít nhất 11 người thiệt mạng trong 36 giờ qua ở Nepal, đồng thời chặn các tuyến đường cao tốc và đường bộ quan trọng, các quan chức nước này cho biết ngày 7/7.

Ngày 7/7, người phát ngôn của cảnh sát Nepal, Dan Bahadur Karki, cho biết cảnh sát đang phối hợp với các cơ quan chức năng và người dân địa phương để tìm kiếm những người mất tích tại nhiều địa điểm khác nhau.

Kể từ ngày 4/5, nhiều vùng ở Nepal đã hứng chịu lượng mưa lớn, buộc cơ quan quản lý thảm họa phải ban bố cảnh báo lũ quét trên nhiều con sông. Tháng trước, 14 người đã thiệt mạng do mưa bão gây lở đất, sét đánh và lũ lụt nghiêm trọng ở nước này.

Theo ông Karki, 8 người đã mất tích, bị lũ cuốn trôi hoặc bị chôn vùi trong lở đất, trong khi 12 người khác bị thương và đang được điều trị tại bệnh viện.


Một người phụ nữ mang theo đồ đạc lội qua con đường ngập nước dọc bờ sông Bagmati sau những trận mưa lớn ở Kathmandu (Nepal) ngày 6/7. Ảnh: Reuters

Ông Karki thông tin: "Các nhân viên cứu hộ đang cố gắng dọn dẹp những khu vực lở đất và mở đường", đồng thời cho biết thêm, lực lượng cứu hộ phải sử dụng thiết bị hạng nặng để dọn dẹp đống đổ nát. Ở phía Đông Nam Nepal, sông Koshi, đang có mực nước cao ở mức nguy hiểm.

"Dòng chảy của sông Koshi đang dâng cao và chúng tôi đã yêu cầu người dân cảnh giác về khả năng xảy ra lũ lụt”, Bed Raj Phuyal, một quan chức cấp cao của quận Sunsari nơi con sông chảy qua cho biết.

Theo Chính quyền địa phương, tất cả 56 cửa xả lũ của đập Koshi đã được mở so với mức 10-12 cửa xả lũ trong điều kiện bình thường trong khi đó lưu lượng nước của các sông Narayani, Rapti và Mahakali cũng đang dâng cao.

Ở Kathmandu, nơi có nhiều đồi núi bao quanh, nhiều con sông đã tràn bờ, làm ngập đường sá và nhiều ngôi nhà bị nhấn chìm. Ít nhất 50 người trên khắp Nepal đã thiệt mạng do lở đất, lũ lụt và sét đánh kể từ giữa tháng 6.

Trong khi đó, lũ lụt ở nước láng giềng Ấn Độ cũng như ở các vùng đất thấp của Bangladesh cũng gây thiệt hại trên diện rộng và ảnh hưởng đến hàng triệu người. Tại bang Assam ở Đông Bắc Ấn Độ, giới chức địa phương ngày 7/7 cho biết, trong 24 giờ qua, lũ lụt đã làm 6 người thiệt mạng. Như vậy, kể từ giữa tháng 5 đến nay, số người thiệt mạng do mưa lớn ở nước này đã lên đến 58 người. Trong khi đó, tại Bangladesh, cơ quan quản lý thiên tai cho biết lũ lụt đã ảnh hưởng đến hơn 2 triệu người.

Mùa gió Hè từ tháng 6 đến tháng 9 hằng năm mang lại cho các nước khu vực Nam Á từ 70 - 80% lượng mưa, nhưng đồng thời gây ra lũ lụt và các vụ lở đất nguy hiểm đến người dân và cơ sở hạ tầng.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

gegre
fegre
regre
rgtrt

Dạy học linh hoạt, phù hợp ới các trường thiệt hại do bão lũ

Ngày 19/9/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành văn bản số 5561/BGDĐT-GDTrH về việc tổ chức dạy học đối với các trường bị thiệt hại do bão lũ gửi các sở giáo dục và đào tạo.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ Cuba

Chiều 19/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp Đại sứ Cuba tại Việt Nam Orlando Nicolás Hernández Guillén.

Myanmar: Hơn 100 người bị ngộ độc sau khi tiêu thụ thực phẩm cứu trợ lũ lụt

Hơn 100 người dân tại làng Chaungchar thuộc thị trấn Tatkon của Nay Pyi Taw, Myanmar đã phải nhập viện do ngộ độc thực phẩm cứu trợ sau lũ lụt.

Công điện của Thủ tướng về việc chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.

Nhật Bản: Bão Pulasan sắp đổ bộ vào khu vực đảo chính Okinawa

Cơ quan thời tiết Nhật Bản cho biết cơn bão nhiệt đới lớn Pulasan dự kiến sẽ tiến gần nhất đến đảo chính của tỉnh Okinawa, phía Tây Nam nước này vào tối 18/9.

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo ứng phó áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão

Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, dự báo bão có khả năng đổi hướng, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10km; cường độ ít thay đổi.