moitruongplus Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV dự kiến khai mạc vào ngày 20/5, diễn ra trong 26 ngày, xem xét 39 nội dung…

Tiếp tục Phiên họp thứ 33, sáng 15/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV và tổng kết Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Trình bày Báo cáo về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường nêu rõ, dự kiến, tổng thời gian làm việc của Quốc hội là 26 ngày; Khai mạc vào ngày 20/5 và bế mạc vào chiều 27/6. Quốc hội sẽ họp tập trung tại Nhà Quốc hội thành 2 đợt: Đợt 1 từ ngày 20/5 - 8/6 (17 ngày); đợt 2 từ ngày 17/6 - 27/6 (9 ngày) và dự phòng ngày 28/6.


Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường. Ảnh: daibieunhandan.vn.

Tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét 39 nội dung. Trong đó, có 24 nội dung thuộc công tác lập pháp; 15 nội dung về kinh tế - xã hội, NSNN, giám sát và các vấn đề quan trọng khác.

Tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, căn cứ đề nghị của các cơ quan và tình hình thực tế, một số nội dung trong chương trình Kỳ họp dự kiến sẽ được điều chỉnh như: (1) Bổ sung nội dung trình Quốc hội xem xét phê chuẩn Văn kiện gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) của Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland, do đã có hồ sơ tài liệu gửi các cơ quan của Quốc hội thẩm tra, trình UBTVQH cho ý kiến tại Phiên họp thứ 33; (2) Không bố trí trong Chương trình nội dung trình Quốc hội xem xét quyết định một số dự án sử dụng dự phòng chung của Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 tương ứng với nguồn tăng thu NSTW năm 2022 do đã được UBTVQH quyết định theo thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị quyết số 112/2024/QH15 của Quốc hội; (3) Điều chỉnh thứ tự, thời điểm, thời gian xem xét, việc bố trí thảo luận tổ, hội trường đối với một số nội dung cho phù hợp, tránh dồn quá nhiều nội dung vào một buổi.

Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cũng cho biết, nhiều báo cáo thẩm tra và tài liệu một số dự án Luật trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp đang tiếp tục được hoàn thiện. Đề nghị các cơ quan khẩn trương hơn nữa để hoàn tất việc chuẩn bị các nội dung, kịp gửi tài liệu đến đại biểu Quốc hội trước khi khai mạc Kỳ họp, bảo đảm thời hạn theo quy định và yêu cầu của Lãnh đạo Quốc hội.

Tại phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, cử tri rất mong đợi Quốc hội xem xét, quyết định việc tiếp tục giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (VAT). Chính phủ cũng đã đề nghị trình Quốc hội xem xét, cho phép tiếp tục thực hiện chính sách này, nhưng chưa có hồ sơ trình. Đề nghị các cơ quan liên quan khẩn trương hoàn thiện hồ sơ; Ủy ban Tài chính Ngân sách và Ủy ban Pháp luật phối hợp, xin ý kiến UBTVQH bằng văn bản về việc đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và chương trình Kỳ họp.

Theo Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, đến thời điểm hiện nay, các nội dung trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7 đã được UBTVQH xem xét thận trọng, kỹ lưỡng, cho ý kiến và đủ điều kiện trình Quốc hội. Còn 3 nội dung sẽ được UBTVQH cho ý kiến vào phiên họp chiều 15/5.

Đối với nội dung Chính phủ đề nghị bổ sung trình tại Kỳ họp thứ 7 như: Quy hoạch Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Đồ án điều chỉnh tổng thể quy hoạch Hà Nội, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), việc xem xét Quy hoạch, Đồ án điều chỉnh Quy hoạch thủ đô cũng hết sức cấp bách, quan trọng, là một trong những công việc để triển khai thực hiện Luật Thủ đô (sửa đổi).

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị Chính phủ xin ý kiến cơ quan có thẩm quyền một số nội dung như: Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa; dự án Luật Thủ đô (sửa đổi); dự án Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân (sửa đổi); dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); bổ sung hồ sơ dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Đà Nẵng; dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An; quyết toán NSNN năm 2022; bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh đối với dự thảo Nghị quyết về giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng…

Đối với những nội dung hết sức cấp bách, quan trọng, Phó Chủ tịch Thường trực lưu ý, phải cân nhắc thật sự kỹ lưỡng. Việc chuẩn bị các dự thảo Luật, dự thảo Nghị quyết trước khi trình Quốc hội thông qua phải thật kỹ lưỡng, gọn, rõ, trọng tâm, trọng điểm; bảo đảm chất lượng các nội dung trình Quốc hội, tạo sự đồng thuận cao./.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

gegre
fegre
regre
rgtrt

Dạy học linh hoạt, phù hợp ới các trường thiệt hại do bão lũ

Ngày 19/9/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành văn bản số 5561/BGDĐT-GDTrH về việc tổ chức dạy học đối với các trường bị thiệt hại do bão lũ gửi các sở giáo dục và đào tạo.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ Cuba

Chiều 19/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp Đại sứ Cuba tại Việt Nam Orlando Nicolás Hernández Guillén.

Myanmar: Hơn 100 người bị ngộ độc sau khi tiêu thụ thực phẩm cứu trợ lũ lụt

Hơn 100 người dân tại làng Chaungchar thuộc thị trấn Tatkon của Nay Pyi Taw, Myanmar đã phải nhập viện do ngộ độc thực phẩm cứu trợ sau lũ lụt.

Công điện của Thủ tướng về việc chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.

Nhật Bản: Bão Pulasan sắp đổ bộ vào khu vực đảo chính Okinawa

Cơ quan thời tiết Nhật Bản cho biết cơn bão nhiệt đới lớn Pulasan dự kiến sẽ tiến gần nhất đến đảo chính của tỉnh Okinawa, phía Tây Nam nước này vào tối 18/9.

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo ứng phó áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão

Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, dự báo bão có khả năng đổi hướng, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10km; cường độ ít thay đổi.