moitruongplus Ngày 13/5, Cơ quan Quản lý thiên tai quốc gia (BNPB) đã kêu gọi người dân sống ở quanh con sông, bắt nguồn từ núi Marapi, nhận thức được nguy cơ tiềm ẩn sau trận lũ quét ở khu vực này hôm 11/5, sơ tán đến nơi an toàn.

Người đứng đầu BMKG Dwikorita Karnawati giải thích nguyên nhân gây ra lũ quét tại khu vực chân núi Marapi, Tây Sumatra là do cường độ mưa quá lớn, tập trung trong thời gian ngắn, cùng với địa hình dốc.

Thêm vào đó, dòng dung nham của núi lửa Marapi, tồn tại từ lâu do những lần phun trào trước đó, cũng góp phần khiến trận lũ thêm tồi tệ. Dù không còn nóng nữa, nhưng khi mưa lớn kéo dài, nước đã cuốn dung nham trở thành lũ bùn hay còn gọi là lũ dung nham lạnh. 

Có 4 huyện của Tây Sumatra bị ảnh hưởng nặng nề do lũ quét ở khu vực núi Marapi, gồm Agam, Tanah Datar, Padang Panjang và Padang Pariaman. Lũ quét còn phá hủy các công trình giao thông và gây lở đất ở một số khu vực thuộc Thung lũng Anai. Tuyến đường chính nối Padang và Bukittinggi bị tê liệt hoàn toàn.


Khung cảnh đổ nát tại khu vực bị ảnh hưởng bởi lũ quét ở huyện Agam, tỉnh Tây Sumatra, Indonesia. Ảnh: Reuters

Chính quyền huyện Agam - nơi bị thiệt hại nặng nề nhất đã quyết định ứng phó khẩn cấp với thảm họa trong 14 ngày (12-25/5). Trong thời gian ứng phó khẩn cấp, các nỗ lực sẽ tập trung vào việc tìm kiếm và sơ tán nạn nhân, sửa chữa nhà cửa của người dân. Hiện một số thiết bị hạng nặng đã được triển khai tới khu vực này để nạo vét, khơi thông dòng chảy trên sông.

Ông Abdul Malik - người đứng đầu Văn phòng Tìm kiếm và cứu hộ ở Padang, thành phố thủ phủ tỉnh Tây Sumatera - nói giới chức địa phương đã phải vật lộn để đưa máy kéo và các thiết bị hạng nặng khác đến khu vực trên qua những con đường bị nước lũ cuốn trôi sau khi lũ quét bao phủ với bùn và đất đá.

Hàng trăm cảnh sát, binh lính và người dân đã dùng tay, xẻng và cuốc đào bới đống đổ nát vì mưa, đường bị hư hỏng và bùn dày đã cản trở tiến trình của họ.

Ông Malik thông tin: "Khu vực bị tàn phá rất rộng lớn và phức tạp, chúng tôi rất cần thêm máy xúc và máy bơm bùn".

Theo Trung tâm Dữ liệu, Thông tin và Truyền thông Thảm họa, thuộc Cơ quan quản lý thiên tai quốc gia Indonesia, tính đến 13h ngày 13/5, tổng số nạn nhân thiệt mạng do thảm họa lũ quét ở khu vực núi Marapi, Tây Sumatra đã lên tới 43 người. Trong số này, có 39 thi thể đã được xác định danh tính. Ngoài ra, hiện vẫn còn 17 người đang mất tích.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

gegre
fegre
regre
rgtrt

Dạy học linh hoạt, phù hợp ới các trường thiệt hại do bão lũ

Ngày 19/9/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành văn bản số 5561/BGDĐT-GDTrH về việc tổ chức dạy học đối với các trường bị thiệt hại do bão lũ gửi các sở giáo dục và đào tạo.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ Cuba

Chiều 19/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp Đại sứ Cuba tại Việt Nam Orlando Nicolás Hernández Guillén.

Myanmar: Hơn 100 người bị ngộ độc sau khi tiêu thụ thực phẩm cứu trợ lũ lụt

Hơn 100 người dân tại làng Chaungchar thuộc thị trấn Tatkon của Nay Pyi Taw, Myanmar đã phải nhập viện do ngộ độc thực phẩm cứu trợ sau lũ lụt.

Công điện của Thủ tướng về việc chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.

Nhật Bản: Bão Pulasan sắp đổ bộ vào khu vực đảo chính Okinawa

Cơ quan thời tiết Nhật Bản cho biết cơn bão nhiệt đới lớn Pulasan dự kiến sẽ tiến gần nhất đến đảo chính của tỉnh Okinawa, phía Tây Nam nước này vào tối 18/9.

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo ứng phó áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão

Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, dự báo bão có khả năng đổi hướng, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10km; cường độ ít thay đổi.