moitruongplus Sáng ngày 25/3, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì Lễ đón chính thức Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Phần Lan Jussi Halla-aho nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì Lễ đón chính thức Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Phần Lan Jussi Halla-aho nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam
Cùng tham dự Lễ đón chính thức Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Phần Lan Jussi Halla-aho có Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại Vũ Hải Hà; Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh; Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục Đinh Công Sỹ; Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Tuấn Anh; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội Phạm Thái Hà; Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng.
Ngay sau lễ đón, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Jussi Hallap-aho đã dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội hai nước tiến hành hội đàm.
Trong bầu không khí hữu nghị và tin cậy, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Jussi Hallap-aho trao đổi sâu rộng các biện pháp nhằm đưa quan hệ chính trị - ngoại giao, kinh tế - thương mại, hợp tác phát triển, giáo dục đào tạo... giữa hai nước ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất; tăng cường hợp tác giữa cơ quan lập pháp hai nước trên cả bình diện song phương và đa phương.
Đây là chuyến thăm đầu tiên ngoài khu vực châu Âu của Chủ tịch Jussi Hallap-aho kể từ khi được bầu làm Chủ tịch Quốc hội Phần Lan, cho thấy vị trí đặc biệt của Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Phần Lan cũng như quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa cơ quan nghị viện hai nước.
Chuyến thăm góp phần làm sâu sắc hơn quan hệ tin cậy giữa hai nước, đưa hợp tác nghị viện song phương ngày càng hiệu quả, thực chất; tạo đà mở rộng hợp tác giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực khác, đặc biệt là nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế giữa hai nước; tăng cường và củng cố hợp tác tại các diễn đàn đa phương như Liên Hợp Quốc, Liên minh Nghị viện Thế giới...
Việt Nam và Phần Lan thiết lập quan hệ ngoại giao từ ngày 25/1/1973. Trải qua 51 năm, quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Phần Lan được duy trì phát triển tốt đẹp. Phần Lan luôn dành cho Việt Nam sự quan tâm và tình cảm đặc biệt, thể hiện qua nhiều dự án hỗ trợ hiệu quả trong các lĩnh vực về nước sạch, trồng rừng...
Quan hệ hợp tác giữa Quốc hội hai nước được duy trì tốt đẹp thông qua trao đổi một số đoàn cấp Lãnh đạo và các cơ quan của Quốc hội. Đặc biệt, gần đây nhất, vào tháng 9/2021, ngay khi đại dịch Covid-19 được kiểm soát tốt hơn, trong chuyến công tác đầu tiên tới châu Âu trên cương vị người đứng đầu cơ quan lập pháp Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã thăm chính thức Phần Lan.
Qua chuyến thăm, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các nhà lãnh đạo Phần Lan đều nhất trí tăng cường hơn nữa quan hệ giữa hai Quốc hội, đưa hợp tác nghị viện trở thành một kênh hợp tác quan trọng giữa hai nước, trong đó chú trọng hợp tác giữa các nhóm nữ nghị sĩ, nghị sĩ trẻ, các Ủy ban chuyên môn, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong hoạt động lập pháp, giám sát tối cao, thúc đẩy việc thực hiện hiệu quả các thỏa thuận hai nước đã ký kết.
Trong khuôn khổ hợp tác đa phương, Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Phần Lan duy trì tiếp xúc, phối hợp và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn nghị viện khu vực và quốc tế như Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU), Hội nghị Đối tác Nghị viện Á - Âu (ASEP)...
Ngày 19/9/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành văn bản số 5561/BGDĐT-GDTrH về việc tổ chức dạy học đối với các trường bị thiệt hại do bão lũ gửi các sở giáo dục và đào tạo.
Chiều 19/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp Đại sứ Cuba tại Việt Nam Orlando Nicolás Hernández Guillén.
Hơn 100 người dân tại làng Chaungchar thuộc thị trấn Tatkon của Nay Pyi Taw, Myanmar đã phải nhập viện do ngộ độc thực phẩm cứu trợ sau lũ lụt.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Cơ quan thời tiết Nhật Bản cho biết cơn bão nhiệt đới lớn Pulasan dự kiến sẽ tiến gần nhất đến đảo chính của tỉnh Okinawa, phía Tây Nam nước này vào tối 18/9.
Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, dự báo bão có khả năng đổi hướng, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10km; cường độ ít thay đổi.