moitruongplus Hệ thống này ra đời nhằm chấm dứt tình trạng giao thông hỗn loạn tại nút giao nhau giữa lối đi bộ lát ván dành cho khách du lịch và đường đi của lạc đà.

Hai khu thắng cảnh ở núi Minh Sa và suối Nguyệt Nha thuộc tỉnh Cam Túc (Trung Quốc) đã lắp đặt đèn tín hiệu giao thông dành cho lạc đà.

Tại hai thắng cảnh này, những vụ va chạm giữa phương tiện giao thông và lạc đà thường xuyên xảy ra khiến các nhà chức trách phải lắp riêng một loại đèn giao thông phục vụ cho loài vật này. Giới chức địa phương cho rằng đây chính là đèn giao thông cho lạc đà đầu tiên trên thế giới.

Hệ thống này ra đời nhằm chấm dứt tình trạng giao thông hỗn loạn tại nút giao nhau giữa lối đi bộ lát ván dành cho khách du lịch và đường đi của lạc đà.

Trong quá trình thi công lắp đèn, người ta tiến hành cắt một đoạn ván trên đường đi bộ của du khách để tạo lối đi riêng cho lạc đà. Đèn tín hiệu điều phối luồng giao thông cũng được lắp đặt tại ngã tư mới. 


Đèn giao thông cho lạc đà đầu tiên trên thế giới. Ảnh: Gulf Today

Theo đó, khi đèn giao thông chuyển sang màu xanh, lạc đà có thể băng qua đường. Khi đèn chuyển sang màu đỏ, du khách sẽ đi qua. Chính vì sự độc đáo đó mà cột đèn giao thông này nhanh chóng trở thành điểm thu hút nhiều khách du lịch ghé thăm.

Cưỡi lạc đà là một trong những hoạt động không thể thiếu khi đến Tân Cương. Hoạt động này được coi là điểm thu hút khách du lịch khi tới thăm núi Minh Sa và suối Nguyệt Nha. 

Nhưng các vụ va chạm giữa người với lạc đà vẫn thường xuyên xảy ra liên tục.

Ông Wang Youxia, Phó tổng giám đốc công ty chịu trách nhiệm vận hành khu danh lam thắng cảnh, cho biết hơn 3,7 triệu khách du lịch đã đến thăm vào năm 2023, trong đó 42% chọn cưỡi lạc đà.

Kể từ tháng 12/2023, lượng du khách đã tăng 22,6% so với cùng kỳ năm 2019, trước khi COVID-19 trở thành đại dịch. Lượng khách du lịch tăng đáng kể đã mang lại doanh thu lớn cho những người chăn nuôi lạc đà địa phương.

Vào những năm 1990, trước khi thành lập khu danh lam thắng cảnh, thành phố Đôn Hoàng chỉ có một số nông dân chăn nuôi lạc đà.

Người dân địa phương từng chỉ trồng mơ làm nguồn thu nhập chính. Tuy nhiên, do ngôi làng nằm gần sa mạc nên đất nông nghiệp thường bị bão cát nhấn chìm, dẫn đến mùa màng thất bát và lợi nhuận thấp.

Sự phát triển nhanh chóng của du lịch đã làm dấy lên hy vọng và dân làng chuyển sang làm nghề dắt lạc đà đi dạo tại danh lam thắng cảnh.

Các hoạt động giải trí dành cho khách du lịch ban đầu chỉ là tạo dáng chụp ảnh trên lưng lạc đà, nhưng dần dần chuyển thành cưỡi lạc đà trong thời gian ngắn. Bây giờ, khách du lịch có thể có những chuyến cưỡi lạc đà kéo dài hàng giờ trên sa mạc.

Một chuyến cưỡi lạc đà thông thường có giá 100 nhân dân tệ, trong đó người nuôi lạc đà kiếm được 70 nhân dân tệ.

Vào mùa hè tức là mùa cao điểm, khu danh lam thắng cảnh này là nơi sinh sống của khoảng 2.000 con lạc đà chuyên phục vụ du lịch. Mỗi con lạc đà thực hiện ba chuyến đi mỗi ngày.

Khu danh lam thắng cảnh đã tổ chức đào tạo cho những người chăn lạc đà về quy trình tiếp đón du khách và quy trình khẩn cấp. Họ cũng học nói tiếng Anh cơ bản để giao tiếp tốt hơn với khách du lịch nước ngoài.

Bên cạnh đó, nơi đây còn gây ấn tượng nhờ khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, những cồn cát bao quanh ốc ảo hay tuyết phủ trắng xoá sa mạc.

Thắng cảnh núi Minh Sa và suối Nguyệt Nha nằm gần thành phố Đôn Hoàng, ở rìa sa mạc Gobi và là một trong những điểm dừng chân trên con đường tơ lụa nổi tiếng một thời.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

gegre
fegre
regre
rgtrt

Dạy học linh hoạt, phù hợp ới các trường thiệt hại do bão lũ

Ngày 19/9/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành văn bản số 5561/BGDĐT-GDTrH về việc tổ chức dạy học đối với các trường bị thiệt hại do bão lũ gửi các sở giáo dục và đào tạo.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ Cuba

Chiều 19/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp Đại sứ Cuba tại Việt Nam Orlando Nicolás Hernández Guillén.

Myanmar: Hơn 100 người bị ngộ độc sau khi tiêu thụ thực phẩm cứu trợ lũ lụt

Hơn 100 người dân tại làng Chaungchar thuộc thị trấn Tatkon của Nay Pyi Taw, Myanmar đã phải nhập viện do ngộ độc thực phẩm cứu trợ sau lũ lụt.

Công điện của Thủ tướng về việc chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.

Nhật Bản: Bão Pulasan sắp đổ bộ vào khu vực đảo chính Okinawa

Cơ quan thời tiết Nhật Bản cho biết cơn bão nhiệt đới lớn Pulasan dự kiến sẽ tiến gần nhất đến đảo chính của tỉnh Okinawa, phía Tây Nam nước này vào tối 18/9.

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo ứng phó áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão

Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, dự báo bão có khả năng đổi hướng, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10km; cường độ ít thay đổi.