moitruongplus Tại COP28, Brazil đề xuất thành lập một quỹ toàn cầu trị giá 250 tỷ USD để tài trợ cho hoạt động bảo tồn rừng nhiệt đới tại 80 quốc gia. Kinh phí sẽ được thanh toán hằng năm dựa trên diện tích rừng được bảo tồn hoặc phục hồi.
Trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi Khí hậu (COP28) tại Dubai, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), ngày 1/12, Chính phủ Brazil đưa ra đề xuất thành lập một quỹ toàn cầu để tài trợ cho công tác bảo tồn rừng nhiệt đới trên toàn thế giới, với tổng mức đầu tư lên tới 250 tỷ USD.
Phát biểu tại một hội thảo trong khuôn khổ Hội nghị COP28, đại diện Chính phủ Brazil cho rằng sáng kiến mang tên gọi "Bảo vệ rừng nhiệt đới mãi mãi” sẽ giúp hỗ trợ kinh phí cho khoảng 80 quốc gia trên thế giới trong việc bảo vệ các khu rừng nhiệt đới với các khoản thanh toán hàng năm dựa trên diện tích rừng được bảo tồn hoặc phục hồi.
Những nước tham gia quỹ phải đảm bảo có tỷ lệ phá rừng ở mức thấp và giảm dần theo quy định. Ngược lại, những nước có tỷ lệ phá rừng tăng sẽ bị phạt.
Ông André Correa do Lago, người đứng đầu Phái đoàn Brazil phụ trách đàm phán về Biến đổi Khí hậu tại COP28, nhấn mạnh chính các quốc gia có rừng nhiệt đới sẽ phải góp phần cải thiện đề xuất này nhằm chung tay huy động nguồn tài chính cho việc bảo vệ các khu rừng nhiệt đới, sự đa dạng sinh học cũng như những người dân sống phụ thuộc vào rừng.
Bảo tồn các khu rừng nhiệt đới lớn trên thế giới có vai trò quan trọng trong ứng phó với biến đổi khí hậu. Ảnh: Reuters
Bộ trưởng Môi trường Brazil Marina Silva nhận định, các chính sách hiện hành ngăn cản những người khai thác gỗ tiếp tục phá rừng nhưng không ghi nhận nỗ lực của những người tham gia bảo vệ rừng. Do đó, đề xuất kể trên được đánh giá là bước đi sáng tạo.
Phó Chủ tịch Tổ chức Bảo tồn quốc tế Brazil (CIB) Mauricio Bianco hoan nghênh việc thành lập một cơ chế tài trợ mới dành cho rừng nhiệt đới vì sẽ giúp tăng cường ứng phó khủng hoảng khí hậu, giải quyết mất mát lớn về đa dạng sinh học và hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội.
Ông Mauricio Bianco cũng cho rằng, quỹ này cần hỗ trợ người dân bản địa và các tổ chức cơ sở đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ rừng.
Trong sáng kiến này, phía Brazil kêu gọi tạo ra một công cụ toàn cầu để trả thù lao cho việc duy trì và phục hồi các khu rừng nhiệt đới. Quy mô quỹ ban đầu là 250 tỷ USD và sẽ được ký thác vào một tổ chức tài chính quốc tế, nơi có thể huy động thêm nguồn lực thông qua phát hành trái phiếu có rủi ro thấp.
Theo đánh giá của các chuyên gia môi trường, đề xuất của Brazil có mô hình gần giống với Quỹ Bảo vệ rừng Amazon, trong đó quốc gia Nam Mỹ này muốn các nước giàu có hỗ trợ tài chính cho cuộc chiến bảo vệ rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới.
Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva cho biết, việc các quốc gia không tuân thủ những cam kết về khí hậu đã làm xói mòn uy tín của chủ nghĩa đa phương.
"Không quốc gia nào sẽ giải quyết vấn đề của họ một mình. Tất cả chúng ta đều có nghĩa vụ cùng nhau hành động. Brazil sẵn sàng đi đầu với tư cách là quốc gia hình mẫu”, Tổng thống Luiz Inacio Lula da Silva nhấn mạnh.
Brazil là "ngôi nhà” của 60% diện tích rừng nhiệt đới Amazon nên hoạt động bảo tồn khu vực có vai trò lớn đối với những nỗ lực hạn chế sự nóng lên toàn cầu, cũng như việc bảo đảm sự tồn tại của các loài thực vật và động vật quan trọng.
Những khu rừng như Amazon và Congo ở châu Phi giúp làm chậm quá trình biến đổi khí hậu bằng cách hấp thụ và lưu trữ một lượng lớn khí nhà kính CO2. Nhưng chúng phần lớn nằm ở các nước quốc gia nghèo và thường xuyên bị tàn phá để khai thác gỗ giá trị cao hoặc phục vụ hoạt động khai thác mỏ.
Năm 2021, hơn 100 quốc đã gia cam kết chấm dứt nạn phá rừng vào năm 2030, hứa hẹn đầu tư 19 tỷ USD cho các quỹ công và tư để bảo vệ và phục hồi rừng. Đầu năm 2023, các nhà lãnh đạo từ Amazon, lưu vực Congo và Đông Nam Á đã ký kết tuyên bố kêu gọi một cơ chế tài chính mới để cộng đồng quốc tế chi trả cho các dịch vụ lâm nghiệp quan trọng.
Ngày 19/9/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành văn bản số 5561/BGDĐT-GDTrH về việc tổ chức dạy học đối với các trường bị thiệt hại do bão lũ gửi các sở giáo dục và đào tạo.
Chiều 19/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp Đại sứ Cuba tại Việt Nam Orlando Nicolás Hernández Guillén.
Hơn 100 người dân tại làng Chaungchar thuộc thị trấn Tatkon của Nay Pyi Taw, Myanmar đã phải nhập viện do ngộ độc thực phẩm cứu trợ sau lũ lụt.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Cơ quan thời tiết Nhật Bản cho biết cơn bão nhiệt đới lớn Pulasan dự kiến sẽ tiến gần nhất đến đảo chính của tỉnh Okinawa, phía Tây Nam nước này vào tối 18/9.
Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, dự báo bão có khả năng đổi hướng, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10km; cường độ ít thay đổi.