moitruongplus Bộ Môi trường Malaysia thông báo nước này đã từ bỏ kế hoạch xây dựng Dự luật Chống Không khí Ô nhiễm Xuyên Biên giới, do những khó khăn trong việc thu thập thông tin cần thiết cho mục đích truy tố.

Vào mùa khô hằng năm, việc đốt rừng phát quang tại các đồn điền trồng cọ, làm giấy ở Indonesia đã gây ra lớp khói bụi che phủ bầu trời ở một số quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Malaysia và Singapore, gây rủi ro cho sức khỏe cộng đồng cũng như làm gián đoạn hoạt động di chuyển và du lịch.

Nhằm ngăn chặn vấn nạn này, hồi năm 2014, Singapore đã thông qua Luật Chống Ô nhiễm Không khí Xuyên Biên giới, trong đó quy định những người gây ra khói mù phải chịu trách nhiệm hình sự và dân sự.

Tuy nhiên, trong văn bản trả lời Quốc hội Malaysia ngày 6/11, Bộ Môi trường nước này cho biết sẽ không thúc đẩy dự luật tương tự do những khó khăn trong việc thực thi.


Malaysia từ bỏ dự luật chống ô nhiễm không khí xuyên biên giới. (Nguồn: Reuters)

Lý giải cho quyết định trên, Bộ Môi trường nêu rõ việc tiếp cận ngoại giao thông qua đàm phán là cách tốt hơn để cùng giải quyết các vấn đề liên quan đến khói mù xuyên biên giới.

Bộ này nhấn mạnh cần có thông tin đầy đủ như vị trí trên bản đồ, tọa độ, thông tin về chủ đất cũng như công ty hoạt động tại địa điểm đốt rừng phát quang để có thể thực thi dự luật ô nhiễm không khí xuyên biên giới.

Tuy nhiên, đây là những thông tin khó có thể tiếp cận bởi có liên quan đến vấn đề bí mật, an ninh và chủ quyền quốc gia.

Indonesia đã cam kết có biện pháp giải quyết khói mù lan sang các nước láng giềng, song tình trạng này vẫn tiếp diễn vào mỗi mùa khô.

Tháng trước, Malaysia đã kêu gọi Indonesia và Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có hành động can thiệp khi chất lượng không khí tại nước này ở mức nghiêm trọng.

Tổ chức bảo vệ môi trường Greenpeace cho rằng Luật Khói mù Xuyên Biên giới là biện pháp để ngăn chặn và có thể xác định những công ty đốt rừng phát quang.

Tổ chức này cho rằng kể từ khi Singapore ban hành Luật Chống Khói mù Xuyên Quốc gia, chưa có cá nhân hay tổ chức nào bị phạt hoặc bị kiện, song điều này không có nghĩa đạo luật trên không hiệu quả bởi một số công ty đã bị điều tra do liên quan đến cháy rừng.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

gegre
fegre
regre
rgtrt

Dạy học linh hoạt, phù hợp ới các trường thiệt hại do bão lũ

Ngày 19/9/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành văn bản số 5561/BGDĐT-GDTrH về việc tổ chức dạy học đối với các trường bị thiệt hại do bão lũ gửi các sở giáo dục và đào tạo.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ Cuba

Chiều 19/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp Đại sứ Cuba tại Việt Nam Orlando Nicolás Hernández Guillén.

Myanmar: Hơn 100 người bị ngộ độc sau khi tiêu thụ thực phẩm cứu trợ lũ lụt

Hơn 100 người dân tại làng Chaungchar thuộc thị trấn Tatkon của Nay Pyi Taw, Myanmar đã phải nhập viện do ngộ độc thực phẩm cứu trợ sau lũ lụt.

Công điện của Thủ tướng về việc chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.

Nhật Bản: Bão Pulasan sắp đổ bộ vào khu vực đảo chính Okinawa

Cơ quan thời tiết Nhật Bản cho biết cơn bão nhiệt đới lớn Pulasan dự kiến sẽ tiến gần nhất đến đảo chính của tỉnh Okinawa, phía Tây Nam nước này vào tối 18/9.

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo ứng phó áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão

Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, dự báo bão có khả năng đổi hướng, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10km; cường độ ít thay đổi.