moitruongplus Đám cháy lớn bùng phát từ cuối tuần qua tại bãi rác ở ngoại ô Thủ đô Jakarta của Indonesia vẫn chưa được khống chế. Cư dân xung quanh đã phải sơ tán, trong khi một số chuyến bay bị ảnh hưởng vì khói bụi.
Từ hôm 21/10, lửa bùng phát dữ dội tại bãi rác "Rawa-Kucung” ở khu vực ngoại ô Tangerang, Banten của Jakarta. Do xuất hiện khí metan dễ cháy, lửa đã thiêu rụi ít nhất 80% diện tích bãi rác rộng hơn 34 ha.
Đám cháy nhanh chóng lan sang một số ngôi nhà, buộc chính quyền sơ tán tất cả người dân sống trong bán kính 500m quanh bãi rác tới các lều bạt tạm. Khói bụi từ đám cháy bao phủ một số đường băng ở sân bay quốc tế Soekarno – Hatta, nằm cách bãi rác chỉ 2,5 km, khiến một số chuyến bay bị chậm chuyến hoặc phải chuyển hướng hạ cánh.
Khoảng 40 xe cứu hỏa và hơn 500 lính cứu hỏa được điều động tới hiện trường song đến nay chưa thể khống chế hoàn toàn ngọn lửa. 2 nhân viên chính quyền Tangerang bị bỏng; 3 phương tiện cứu hỏa bốc cháy trong quá trình cứu hộ. Cơ quan Giảm thiểu Thiên tai Indonesia (BNPB) dự tính sử dụng thêm trực thăng cứu hỏa thả "bom nước” để dập tắt đám cháy.
Lính cứu hỏa nỗ lực dập tắt vụ cháy bãi rác "Rawa – Kucung". Ảnh: Antara News
Cơ quan chức năng Indonesia cho rằng rác thải nhựa ở bãi rác đã bốc cháy do tình trạng khô hạn, nắng nóng kéo dài thời gian qua. Vụ việc làm dấy lên lo ngại về khả năng gia tăng bùng phát những vụ cháy tương tự ở các bãi rác khác trên khắp đất nước Indonesia do hiện tượng thời tiết khô hạn El Nino.
Hoạt động từ năm 1992, bãi rác "Rawa – Kucung” là một trong những bãi rác lớn ở ngoại ô Thủ đô Jakarta. Bãi rác tiếp nhận khoảng 1.400 tấn rác thải mỗi ngày từ rác sinh hoạt của khoảng 2 triệu người dân Tangerang, rác từ các nhà hàng, khách sạn và sân bay Soekarno - Hatta.
Những năm gần đây, bãi rác bị cho là đã quá tải, gây ảnh hưởng xấu tới môi trường, sức khỏe người dân sống xung quanh. Các bên liên quan hiện đang nỗ lực cải tiến hoạt động bãi rác. Ngoài vụ cháy ở bãi rác "Rawa – Kucung”, trong vài tháng qua, Indonesia cũng ghi nhận hàng loạt vụ cháy bãi rác ở các tỉnh Trung Java, Tây Java.
Ngày 19/9/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành văn bản số 5561/BGDĐT-GDTrH về việc tổ chức dạy học đối với các trường bị thiệt hại do bão lũ gửi các sở giáo dục và đào tạo.
Chiều 19/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp Đại sứ Cuba tại Việt Nam Orlando Nicolás Hernández Guillén.
Hơn 100 người dân tại làng Chaungchar thuộc thị trấn Tatkon của Nay Pyi Taw, Myanmar đã phải nhập viện do ngộ độc thực phẩm cứu trợ sau lũ lụt.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Cơ quan thời tiết Nhật Bản cho biết cơn bão nhiệt đới lớn Pulasan dự kiến sẽ tiến gần nhất đến đảo chính của tỉnh Okinawa, phía Tây Nam nước này vào tối 18/9.
Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, dự báo bão có khả năng đổi hướng, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10km; cường độ ít thay đổi.