moitruongplus Trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về quản lý thiên tai lần thứ 11 tại tỉnh Quảng Ninh, ngày 10/10 đã diễn ra cuộc họp Ban Quản trị Điều phối ASEAN về hỗ trợ nhân đạo trong QLTT lần thứ 19 và họp Diễn đàn ASEAN về chống chịu thiên tai lần thứ 4.

Sáng 10/10 đã diễn ra cuộc họp Ban Quản trị Điều phối ASEAN về hỗ trợ nhân đạo trong quản lý thiên tai (Trung tâm AHA) lần thứ 19. Cuộc họp diễn ra dưới sự chủ trì của đại diện ACDM (Chủ tịch Ủy ban ASEAN về Quản lý thiên tai) Việt Nam - bà Đoàn Thị Tuyết Nga, Trưởng phòng Hợp tác quốc tế và Khoa học công nghệ (Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai). Cùng dự cuộc họp có thành viên Ban Quản trị Trung tâm AHA tới từ cơ quan phòng, chống thiên tai các quốc gia thành viên ASEAN, Ban Giám đốc Trung tâm AHA và đại diện Ban Thư ký ASEAN.


Quang cảnh cuộc họp Ban Quản trị Trung tâm Điều phối ASEAN về hỗ trợ nhân đạo trong quản lý thiên tai lần thứ 19.

Tại cuộc họp, các đại biểu đã thảo luận về các vấn đề bao gồm: Cập nhật tiến độ hoạt động; công tác kiện toàn và phát triển tổ chức; tình hình tài chính và ngân sách hoạt động hàng năm; việc chấp thuận hỗ trợ từ các đối tác đối thoại ASEAN và đối tác của Trung tâm AHA.

Theo báo cáo của Trung tâm AHA tại cuộc họp, tính đến hết tháng 9/2023, Trung tâm AHA đã hoàn thành 87% kế hoạch công việc của năm và dự kiến sẽ hoàn thành 97% kế hoạch khi kết thúc năm. Nếu đạt được con số này, đây sẽ là năm mà Trung tâm AHA có tỷ lệ hoàn thành kế hoạch công việc lớn nhất kể từ khi được thành lập vào năm 2011.

Trong năm 2023, với vai trò Chủ tịch Ban Quản trị Trung tâm AHA, ngoài việc tham gia tích cực trong các hoạt động chung, Việt Nam đã tổ chức thành công một số hoạt động như: Khoá đào tạo Đội đánh giá và ứng phó khẩn cấp ASEAN (ASEAN-ERAT), Dự án Tăng cường năng lực thể chế Trung tâm AHA (SICAP) và các hội thảo thuộc Dự án tiêu chuẩn và chứng nhận chuyên gia về quản lý thiên tai (ASCEND)...

Bên cạnh đó, một số dấu ấn quan trọng mà Trung tâm AHA và Ban Quản trị đã đạt được như: Tổ chức thành công Tuần lễ Quản lý thiên tai ASEAN (ADMW) tại Singapore, diễn tập Mô phỏng ứng phó khẩn cấp thảm họa khu vực ASEAN (ARDEX) tại Indonesia, chuỗi chương trình "Một ASEAN - Một ứng phó” tại 5 quốc gia và cung cấp hỗ trợ nhân đạo cho Myanmar, cũng như ứng phó khẩn cấp với bão nhiệt đới Doksuri và bão nhiệt đới Khanun...

Tại cuộc họp, bà Đoàn Thị Tuyết Nga cảm ơn và đánh giá cao kết quả công tác trong thời gian qua của Trung tâm AHA, cũng như sự hợp tác, phối hợp của các thành viên Ban Quản trị, Ban Giám đốc và cán bộ Trung tâm AHA, Ban Thư ký ASEAN và cơ quan phòng, chống thiên tai các nước ASEAN trong việc vận hành trung tâm. Đồng thời, khuyến khích các quốc gia thành viên tích cực tham gia các hoạt động với Trung tâm AHA, tiếp tục trao đổi kinh nghiệm, kiến thức có giá trị và thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược, hướng tới việc xây dựng một cộng đồng ASEAN kiên cường và nhân ái hơn.

Chiều cùng ngày cũng đã diễn ra cuộc Họp Diễn đàn ASEAN về chống chịu thiên tai (ADRP) lần thứ 4. Cuộc họp diễn ra dưới sự đồng chủ trì của đại diện ACDM Brunei (Phó Chủ tịch ACDM năm 2023) - ông Muhd Harrith, Giám đốc Cơ quan quản lý thiên tai Brunei; bà Yuliana Bahar, Vụ trưởng Vụ Hợp tác trụ cột cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN - Bộ Ngoại giao Indonesia và bà Dina Kurniasari, Vụ trưởng Vụ Thương thảo ASEAN - Bộ Thương mại Indonesia. Cùng dự cuộc họp có đại diện Ban Thư ký ASEAN, Trung tâm AHA, đại diện cơ quan phòng, chống thiên tai các quốc gia thành viên ASEAN.

Tại cuộc họp, các đại biểu đã thảo luận về các vấn đề về cập nhật các hoạt động liên quan đến quản lý thiên tai do các cơ quan ASEAN khởi xướng; Tuyên bố các nhà lãnh đạo ASEAN về chống chịu bền vững và vai trò tiềm năng của ADRP; Cộng đồng chống chịu rủi ro thiên tai ASEAN: áp dụng cách tiếp cận toàn bộ ASEAN; kết quả của Diễn đàn chống chịu thiên tai ASEAN mở rộng (ADRF) lần thứ 1 và các cuộc thảo luận về các bước tiếp theo.

Diễn đàn ASEAN về chống chịu thiên tai được thành lập nhằm thúc đẩy hơn nữa hướng tiếp cận "toàn thể ASEAN” trong quản lý thiên tai. Cuộc họp đầu tiên của ADRP được tổ chức vào ngày 23/6/2021 đã ban hành điều khoản tham chiếu của ADRP. ADRP có vai trò thúc đẩy sức mạnh tổng hợp và sự phối hợp giữa các cơ quan ngành của ASEAN, các trung tâm thuộc ASEAN, các đối tác đối thoại, đối tác liên ngành, đối tác phát triển của ASEAN, các cơ quan thuộc Liên hợp quốc và các tổ chức về quản lý thiên tai ngoài ASEAN nhằm nâng cao năng lực của ASEAN để hành động sớm trước thiên tai.

Trong thời gian tới, cộng đồng các quốc gia ASEAN sẽ tiếp tục thúc đẩy và điều chỉnh tích cực khả năng chống chịu bền vững toàn diện, hướng tới mục tiêu không để ai bị bỏ lại phía sau, thông qua việc ghi nhận nhu cầu của các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương về khả năng chống chịu và quản lý thiên tai, các chính sách và chiến lược phát triển bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu,…

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

gegre
fegre
regre
rgtrt

Dạy học linh hoạt, phù hợp ới các trường thiệt hại do bão lũ

Ngày 19/9/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành văn bản số 5561/BGDĐT-GDTrH về việc tổ chức dạy học đối với các trường bị thiệt hại do bão lũ gửi các sở giáo dục và đào tạo.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ Cuba

Chiều 19/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp Đại sứ Cuba tại Việt Nam Orlando Nicolás Hernández Guillén.

Myanmar: Hơn 100 người bị ngộ độc sau khi tiêu thụ thực phẩm cứu trợ lũ lụt

Hơn 100 người dân tại làng Chaungchar thuộc thị trấn Tatkon của Nay Pyi Taw, Myanmar đã phải nhập viện do ngộ độc thực phẩm cứu trợ sau lũ lụt.

Công điện của Thủ tướng về việc chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.

Nhật Bản: Bão Pulasan sắp đổ bộ vào khu vực đảo chính Okinawa

Cơ quan thời tiết Nhật Bản cho biết cơn bão nhiệt đới lớn Pulasan dự kiến sẽ tiến gần nhất đến đảo chính của tỉnh Okinawa, phía Tây Nam nước này vào tối 18/9.

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo ứng phó áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão

Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, dự báo bão có khả năng đổi hướng, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10km; cường độ ít thay đổi.