moitruongplus Sáng 6-9 tại TP.HCM, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng gặp gỡ, biểu dương các thế hệ chiến sĩ, tình nguyện viên các thời kỳ, gia đình nuôi tiêu biểu 30 năm các chương trình, chiến dịch tình nguyện hè của thanh niên TP.HCM (1994 - 2023).
Cùng tham dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh; Lê Khánh Hải, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước; Bùi Quang Huy, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn...
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng chụp hình lưu niệm cùng các đại biểu tham dự chương trình
Chương trình nhằm ghi nhận, biểu dương các thế hệ chiến sĩ tình nguyện, gia đình nuôi đã có nhiều đóng góp, gắn bó với các chương trình, chiến dịch tình nguyện hè của thanh niên TPHCM qua 30 năm; đồng thời tạo môi trường, điều kiện để gặp gỡ, giao lưu, cũng như trao đổi, lắng nghe các ý kiến chia sẻ, góp ý đối với các hoạt động, phong trào tình nguyện của thanh niên thành phố trong thời gian tới.
Hoạt động tình nguyện hè của tuổi trẻ TPHCM được khởi nguồn từ chiến dịch "Ánh sáng văn hóa hè" năm 1994 với một số sinh viên đi về các huyện ngoại thành của thành phố để xóa mù chữ cho người dân.
Chiến dịch này kết thúc khi TPHCM công bố hoàn thành xóa mù chữ vào cuối năm 1996. Thành Đoàn cùng Hội Sinh viên Việt Nam TPHCM quyết định duy trì hoạt động tình nguyện hè với tên gọi mới Mùa hè xanh từ năm 1997. Mùa hè xanh không chỉ đổi tên mà đã thay đổi phương thức hoạt động với nội dung, địa bàn đa dạng hơn.
Từ Mùa hè xanh năm 1997, sau đó nhiều chiến dịch khác ra đời. Năm 1999 có Hoa phượng đỏ dành cho thầy cô và học sinh phổ thông, năm 2002 có Kỳ nghỉ hồng dành cho công nhân. Lực lượng vũ trang có chiến dịch Hành quân xanh năm 2007.
Cũng vậy, từ chương trình Hỗ trợ thí sinh đi thi đại học, cao đẳng vào năm 1997 đã phát triển thành Tiếp sức mùa thi năm 2001, sau đó có thêm chương trình Gia sư áo xanh năm 2012 với lực lượng tham gia chính là sinh viên.
Bí thư Thành đoàn TPHCM Phan Thị Thanh Phương cho biết, các hoạt động tình nguyện hè trong suốt 30 năm qua đã thu hút hơn 5 triệu lượt thanh niên tham gia của không chỉ thanh niên TPHCM, mà còn thu hút được sự tham gia của thanh niên Việt kiều, du học sinh, thanh niên, sinh viên quốc tế.
Hơn 30.800 công trình thanh niên, với tổng nguồn lực hơn 546 tỉ đồng là những cây cầu, tuyến đường, căn nhà, những sân chơi, hoạt động an sinh xã hội… được các thế hệ chiến sĩ tình nguyện tiếp nối nhau cùng thực hiện.
Bên cạnh đó, trong các chiến dịch, đã có 96.000 thanh niên tiên tiến trở thành đoàn viên và có 6.000 đoàn viên ưu tú trở thành đảng viên.
Theo Bí thư Thành đoàn TPHCM Phan Thị Thanh Phương, thời gian tới, các tổ chức Đoàn - Hội của TPHCM sẽ đúc kết kinh nghiệm, rà soát, nhân rộng các mô hình, cách làm hay, nghiên cứu đổi mới phương thức tổ chức với mục tiêu ngày càng nâng chất các chương trình, chiến dịch tình nguyện hè.
Trong đó, tập trung đặt ra các mục tiêu trung hạn, dài hạn cho từng chương trình, chiến dịch tình nguyện, phát huy hơn nữa tri thức, chuyên môn, giao nhiệm vụ phù hợp sở trường, khả năng của các chiến sĩ tình nguyện, kết hợp một cách hiệu quả giữa công nghệ và con người để vừa tăng về số lượng vừa mang lại giá trị cao hơn cho các công trình, phần việc thực hiện.
Tiếp tục phát huy sức hiệu triệu của tổ chức và giá trị của phong trào tình nguyện để mở rộng đối tượng cùng tham gia, đầu tư công tác kết nối các nguồn lực xã hội.
Mở rộng hơn các hoạt động tình nguyện tại các nước, chủ động mời gọi nhiều hơn nữa thanh niên quốc tế cùng đến tham gia hoạt động tình nguyện tại nước ta để cùng học hỏi, chia sẻ và cùng nhau phát triển.
Ngày 19/9/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành văn bản số 5561/BGDĐT-GDTrH về việc tổ chức dạy học đối với các trường bị thiệt hại do bão lũ gửi các sở giáo dục và đào tạo.
Chiều 19/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp Đại sứ Cuba tại Việt Nam Orlando Nicolás Hernández Guillén.
Hơn 100 người dân tại làng Chaungchar thuộc thị trấn Tatkon của Nay Pyi Taw, Myanmar đã phải nhập viện do ngộ độc thực phẩm cứu trợ sau lũ lụt.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Cơ quan thời tiết Nhật Bản cho biết cơn bão nhiệt đới lớn Pulasan dự kiến sẽ tiến gần nhất đến đảo chính của tỉnh Okinawa, phía Tây Nam nước này vào tối 18/9.
Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, dự báo bão có khả năng đổi hướng, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10km; cường độ ít thay đổi.