moitruongplus Các đám cháy rừng, dữ dội hơn do ấm lên toàn cầu, hoành hành khắp Canada và lập kỷ lục thải hơn một tỷ tấn CO2 tính đến tháng 7.

Theo Liu Zhihua, nhà nghiên cứu tại Viện Sinh thái Ứng dụng thuộc Viện hàn lâm Khoa học Trung Quốc (CAS) nhận định: "Khí nhà kính như CO2, methane, nitơ oxit sinh ra từ những vụ cháy rừng ở Canada gây ra tác động không thể phớt lờ đến sự ấm lên toàn cầu".

Liu sử dụng các mô hình khoa học với dữ liệu viễn thám để nghiên cứu và phân tích khí nhà kính từ những khu rừng bị cháy. Theo ông, công nghệ viễn thám hiện là một cách hiệu quả để ước tính lượng khí thải carbon từ các vụ cháy rừng quy mô lớn.

Hiệu ứng nhà kính do lượng methane và nitơ oxit từ cháy rừng Canada tạo ra tương đương 110 triệu tấn CO2. Trong khi đó, chỉ riêng lượng CO2 từ sự kiện này đã là một tỷ tấn. Tổng cộng, có hơn 1,1 tỷ tấn khí thải CO2 sinh ra từ các vụ cháy rừng cho đến nay, gấp đôi tổng mức phát thải CO2 liên quan đến năng lượng ở Canada năm 2021.


Cháy rừng ở tỉnh Quebec, Canada, hôm 21/7/2023. Ảnh: CFP

Trong năm 2023, tính đến ngày 27/7, lính cứu hỏa đã chiến đấu với 4.818 vụ cháy và tổng diện tích bị cháy vượt quá 12,2 triệu ha, theo Trung tâm Chữa cháy rừng Liên ngành Canada (CIFFC).

Các chất gây ô nhiễm không khí như bụi mịn PM2.5, PM10, aerosol và muội than từ cháy rừng Canada không đứng yên một chỗ. Ví dụ, sự di chuyển của các chất ô nhiễm từng dẫn đến tình trạng ô nhiễm tồi tệ nhất ở thành phố New York kể từ năm 1960, vượt tiêu chuẩn về chỉ số chất lượng không khí của Chicago 5,6 lần vào ngày 27/6.

Các chất ô nhiễm di chuyển vượt ra khỏi khu vực biên giới do sự lưu thông gió tây và động lực học thời tiết, theo chuyên gia Wang Zhe tại Viện Vật lý Khí quyển thuộc CAS, người tham gia dự án nghiên cứu cùng Liu. Chúng đến bán đảo Scandinavia vào ngày 25/5, lan sang Iceland và Greenland ngày 8/6, tiến vào lục địa châu Âu ngày 26/6. Chúng cũng đã vươn tới Bắc Phi và châu Á, Wang cho biết.

Cháy rừng ở Canada thực sự là một sự kiện môi trường toàn cầu. Và vì nó vẫn đang tiếp diễn, tác động cuối cùng chắc chắn sẽ nghiêm trọng hơn nhiều so với dữ liệu hiện có.

Lo ngại cháy rừng từ Mỹ lan sang, Canada sơ tán dân cư ven biên giới
Ngày 30/7, thị trấn Osoyoos tại Canada và các quận xung quanh đã phải sơ tán cư dân do lo ngại một đám cháy rừng mất kiểm soát có thể lan từ Washington (Mỹ) qua biên giới sang những địa phương này.

Theo Cơ quan Ứng phó Cháy rừng Columbia, đám cháy rừng được đặt tên là Eagle Buff, hiện chỉ cách thị trấn Osoyoos 4km. Diện tích rừng bị cháy ở bên phía Canada là 200ha trong khi ở bên phía Mỹ là 2.000ha.

Thị trấn Osoyoos và quận Okanagan-Similkameen đã ban bố cảnh báo cháy rừng từ tối 29/7, lo ngại nguy cơ tiềm tàng với sức khỏe và tính mạng của người dân.

Yêu cầu sơ tán được áp dụng với khu vực ở phía Bắc biên giới Canada-Mỹ đến giao lộ đường cao tốc 97 và số 3, cũng như ở phía Tây và Bắc dọc cao tốc số 3.

Một đám cháy lớn cũng đang lan rộng ở vùng Đông Bắc tỉnh British Columbia khiến 1 lính cứu hỏa thiệt mạng trong khi nỗ lực dập lửa. Đây là ca tử vong thứ hai vì nguyên nhân tương tự ở tỉnh này trong tháng Bảy và là ca thứ tư trong mùa cháy rừng ở Canada.

Các số liệu thống kê cho thấy hiện trên toàn tỉnh Bristish Columbia có khoảng 363 đám cháy hoành hành, trong đó có 11 đám cháy mới phát hiện trong 24 giờ gần nhất, 191 đám cháy bị cho là vượt kiểm soát.

Tổng cộng, có 1.517 đám cháy rừng xảy ra ở British Columbia trong năm nay, thiêu rụi khoảng 15.397km2 rừng.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

gegre
fegre
regre
rgtrt

Dạy học linh hoạt, phù hợp ới các trường thiệt hại do bão lũ

Ngày 19/9/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành văn bản số 5561/BGDĐT-GDTrH về việc tổ chức dạy học đối với các trường bị thiệt hại do bão lũ gửi các sở giáo dục và đào tạo.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ Cuba

Chiều 19/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp Đại sứ Cuba tại Việt Nam Orlando Nicolás Hernández Guillén.

Myanmar: Hơn 100 người bị ngộ độc sau khi tiêu thụ thực phẩm cứu trợ lũ lụt

Hơn 100 người dân tại làng Chaungchar thuộc thị trấn Tatkon của Nay Pyi Taw, Myanmar đã phải nhập viện do ngộ độc thực phẩm cứu trợ sau lũ lụt.

Công điện của Thủ tướng về việc chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.

Nhật Bản: Bão Pulasan sắp đổ bộ vào khu vực đảo chính Okinawa

Cơ quan thời tiết Nhật Bản cho biết cơn bão nhiệt đới lớn Pulasan dự kiến sẽ tiến gần nhất đến đảo chính của tỉnh Okinawa, phía Tây Nam nước này vào tối 18/9.

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo ứng phó áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão

Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, dự báo bão có khả năng đổi hướng, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10km; cường độ ít thay đổi.