moitruongplus Sáng 3-7, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI đã khai mạc kỳ họp thứ mười hai - kỳ họp thường lệ giữa năm để xem xét, quyết định các nội dung thuộc thẩm quyền.
Dự kỳ họp, về phía Trung ương có các đồng chí: Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường.
Về phía thành phố Hà Nội có các đồng chí: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Đinh Tiến Dũng; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh; Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn; Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong; Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Nguyễn Lan Hương; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy; Thường trực HĐND, UBND thành phố; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành của thành phố.
Quang cảnh phiên họp
Phát biểu khai mạc Kỳ họp, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn cho biết, với tinh thần lan tỏa sự đổi mới, thiết thực, nâng cao chất lượng, hiệu quả trong hoạt động của Quốc hội; trên cơ sở triển khai Đề án số 15 của Ban Thường vụ Thành ủy về "Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Hội đồng Nhân dân các cấp giai đoạn 2021-2026 gắn với thực hiện thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và củng cố chính quyền nông thôn tại thành phố Hà Nội”; thực hiện Quy chế phối hợp giữa Đoàn Đại biểu Quốc hội - Thường trực Hội đồng Nhân dân - Ủy ban Nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố giai đoạn 2021-2026, Thường trực Hội đồng Nhân dân Thành phố đã cùng các cơ quan thống nhất các nội dung cho kỳ họp, với phương châm chuẩn bị kỹ lưỡng, bài bản, từ sớm, từ xa.
Kỳ họp này dự kiến tổ chức trong 4 ngày để xem xét, thông qua 43 nội dung, gồm 21 báo cáo và 22 Nghị quyết. Đây là kỳ họp có khối lượng công việc lớn, nhiều nội dung quan trọng và cũng là kỳ thường lệ đầu tiên thực hiện theo Nội quy kỳ họp mới khóa 16 đã được Hội đồng Nhân dân Thành phố thông qua tại kỳ họp cuối năm 2022.
Đánh giá về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội giữa nhiệm kỳ, đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn nhấn mạnh: "Thành phố đã cơ bản thực hiện thắng lợi "mục tiêu kép”, vừa phòng chống dịch Covid-19, vừa phục hồi phát triển kinh tế-xã hội. Kinh tế Thủ đô đã vượt qua khó khăn, tiếp tục phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực. Tăng trưởng trong 2 năm 2021-2022 gấp 1,12 lần, 6 tháng đầu năm 2023 gấp 1,6 lần cả nước. Thu ngân sách đảm bảo và vượt dự toán hàng năm”.
Phát biểu tại kỳ họp, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết, trong năm 2023, Thành ủy đã cho ý kiến để Ban Thường vụ Thành ủy tiếp thu, hoàn thiện, chuẩn bị ban hành chỉ thị về "tăng cường kỷ luật, kỷ cương và trách nhiệm trong xử lý công việc của các cấp ủy, địa phương, đơn vị thuộc Thành phố Hà Nội” mục tiêu từng bước khắc phục tâm lý sợ trách nhiệm, đùn đẩy, né tránh trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức; đồng thời khuyến khích, động viên cán bộ dám nghĩ, dám làm, đổi mới, sáng tạo vì lợi ích chung.
Gợi mở vấn đề, đồng chí Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh, tại kỳ họp này, Hội đồng Nhân dân Thành phố sẽ xem xét 21 báo cáo và 22 nghị quyết rất quan trọng về cơ chế, chính sách, định mức chi trên địa bàn Thành phố.
Vì vậy, đồng chí đề nghị các đại biểu Hội đồng Nhân dân cần thảo luận kỹ, đi sâu, làm rõ tính hiệu quả, các giải pháp đột phá, tầm nhìn xa hơn, bảo đảm phù hợp, khả thi để triển khai nhanh, góp phần khai thác hiệu quả các tiềm năng, lợi thế to lớn của Thủ đô về nguồn lực con người, khoa học và công nghệ, giải phóng các nút thắt về hạ tầng, thể chế và phát huy tính năng động, sáng tạo, tự chủ của cơ sở.
Đồng chí Đinh Tiến Dũng cũng đề nghị tập trung rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ, nâng cao tỷ lệ giải ngân đầu tư công đảm bảo đạt mức cao nhất, tăng trách nhiệm người đứng đầu, đưa kết quả giải ngân thành 1 chỉ tiêu để đánh giá thi đua năm 2023; đặc biệt quan tâm đến việc giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án đường vành đai 4 đã được Quốc hội thông qua, đảm bảo toàn bộ mặt bằng sạch đến cuối năm 2023.
"Bên cạnh đó, cần kiên quyết cắt giảm vốn của các dự án không giải ngân được, hoặc có tỷ lệ giải ngân thấp để bổ sung nguồn vốn chi trả nợ các dự án có khả năng giải ngân tốt… nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công”, đồng chí Đinh Tiến Dũng nói.
Theo báo cáo của Ủy ban Nhân dân Thành phố do Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Hồng Sơn trình bày, trong 6 tháng đầu năm 2023, kinh tế-xã hội thành phố Hà Nội đã đạt được những kết quả tích cực. GRDP ước tăng 5,97% so cùng kỳ (cả nước tăng 3,72%). Tính chung 6 tháng đầu năm 2023: Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước thực hiện 220,1 nghìn tỷ đồng, đạt 62,4% dự toán, tăng 22,9% so với cùng kỳ; Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 2,3% so với cùng kỳ; Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 369 nghìn tỷ đồng, tăng 10,4% so với cùng kỳ năm trước; khách du lịch đến Hà Nội gấp 2,5 lần cùng kỳ năm trước, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 1,22%...
6 tháng cuối năm, Ủy ban Nhân dân Thành phố kiên định mục tiêu bảo đảm các cân đối của nền kinh tế; tiếp tục thực hiện quyết liệt, hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội; nắm chắc tình hình, tăng cường phân tích, dự báo nhằm xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh kịp thời thích ứng với tình hình; tiếp tục củng cố và phát huy cao nhất các động lực tăng trưởng của xuất khẩu, tiêu dùng và đầu tư; đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, khắc phục xu hướng tăng chậm lại của sản xuất công nghiệp, nâng cao sức mua hàng hóa và dịch vụ, đẩy mạnh lưu thông hàng hóa; đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; đẩy nhanh công tác lập quy hoạch; tiếp tục siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính; bảo đảm quốc phòng, quân sự địa phương và trật tự an toàn xã hội…
Ngày 19/9/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành văn bản số 5561/BGDĐT-GDTrH về việc tổ chức dạy học đối với các trường bị thiệt hại do bão lũ gửi các sở giáo dục và đào tạo.
Chiều 19/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp Đại sứ Cuba tại Việt Nam Orlando Nicolás Hernández Guillén.
Hơn 100 người dân tại làng Chaungchar thuộc thị trấn Tatkon của Nay Pyi Taw, Myanmar đã phải nhập viện do ngộ độc thực phẩm cứu trợ sau lũ lụt.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Cơ quan thời tiết Nhật Bản cho biết cơn bão nhiệt đới lớn Pulasan dự kiến sẽ tiến gần nhất đến đảo chính của tỉnh Okinawa, phía Tây Nam nước này vào tối 18/9.
Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, dự báo bão có khả năng đổi hướng, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10km; cường độ ít thay đổi.