moitruongplus Hạn hán kéo dài khiến Trung Quốc phải chuyển sang sử dụng than đá làm nguồn cung cấp năng lượng trong mùa hè.
Công suất thủy điện sụt giảm đáng kể đang làm dấy lên lo ngại về nguồn cung điện trong thời điểm Trung Quốc bước vào thời kỳ cao điểm tiêu thụ điện, buộc một số khu vực phía tây nam như Tứ Xuyên và Vân Nam phải tăng cường hoạt động tại các nhà máy nhiệt điện than.
Theo dữ liệu từ Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, công suất thủy điện ở tỉnh Tứ Xuyên đã giảm gần 1/4 trong tháng 5 so với năm 2022.
Tương tự, tỉnh Vân Nam chứng kiến sản lượng thủy điện giảm 43% so với cùng kỳ năm ngoái. Các trung tâm thủy điện khác của Trung Quốc, chẳng hạn như tỉnh Hồ Bắc, Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây và tỉnh Quý Châu, cũng đã ghi nhận sự sụt giảm đáng kể, từ gần 50% đến hơn 60%.
Bùn nứt ở Bà Dương, hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc. Ảnh: AFP
Nhìn chung, sản lượng thủy điện của Trung Quốc giảm 1/3 trên toàn quốc, cho thấy tác động nghiêm trọng của hạn hán.
Ông Wang Yixuan, một quan chức cấp cao của Hội đồng Điện lực Trung Quốc, bày tỏ lo ngại về nguồn cung cấp điện tại trong nước, khi nhu cầu sử dụng có thể tăng theo cấp số nhân vào mùa hè.
Theo dự báo thời tiết, lượng mưa tại Trung Quốc dự kiến sẽ giảm 20-50% ở một số khu vực chuyên sản xuất thủy điện từ tháng 6 đến tháng 8.
Mực nước tại các hồ chứa thủy điện khô cạn đã làm tăng thêm mối lo ngại về một năm thiếu hụt điện gây hỗn loạn khắp Trung QUốc. Năm ngoái, nước này ghi nhận mùa hè nóng nhất trong vòng 61 năm, dẫn đến hạn hán kéo dài ở miền Nam Trung Quốc.
Hạn hán nghiêm trọng hiện đã buộc chính quyền tỉnh Tứ Xuyên phải kích hoạt phản ứng khẩn cấp cấp cao nhất. Để đối phó với tình trạng thiếu nước, nhiều biện pháp đã được thực hiện, bao gồm đình chỉ hoạt động tại các nhà máy và trung tâm mua sắm, cũng như tắt bớt đèn trong các ga tàu điện ngầm.
Trong những tháng gần đây, các khu vực phía tây nam Trung Quốc đã phải vật lộn với hạn hán dai dẳng. Theo trung tâm khí tượng địa phương, Tứ Xuyên đã trải qua nhiệt độ trung bình cao thứ ba trong mùa xuân năm nay, đánh dấu một xu hướng đáng lo ngại trong suốt thập kỷ qua. Hơn nữa, khu vực này đã chứng kiến lượng mưa giảm 8%, làm trầm trọng thêm tình trạng hạn hán.
Tình hình thậm chí còn nghiêm trọng hơn ở Vân Nam, nơi đã phải đối mặt với thời kỳ khô hạn nhất trong 5 tháng đầu năm nay kể từ năm 1961.
Trước sự thiếu hụt thủy điện, tỉnh Tứ Xuyên đã tăng cường sản lượng tại các nhà máy nhiệt điện, dẫn đến sản lượng điện trong tháng 5 tăng 86% so với năm ngoái. Tại Vân Nam, sản lượng đốt than tăng hơn 140% trong tháng trước, mức tăng lớn nhất kể từ cuối năm 2009.
Ngày 19/9/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành văn bản số 5561/BGDĐT-GDTrH về việc tổ chức dạy học đối với các trường bị thiệt hại do bão lũ gửi các sở giáo dục và đào tạo.
Chiều 19/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp Đại sứ Cuba tại Việt Nam Orlando Nicolás Hernández Guillén.
Hơn 100 người dân tại làng Chaungchar thuộc thị trấn Tatkon của Nay Pyi Taw, Myanmar đã phải nhập viện do ngộ độc thực phẩm cứu trợ sau lũ lụt.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Cơ quan thời tiết Nhật Bản cho biết cơn bão nhiệt đới lớn Pulasan dự kiến sẽ tiến gần nhất đến đảo chính của tỉnh Okinawa, phía Tây Nam nước này vào tối 18/9.
Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, dự báo bão có khả năng đổi hướng, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10km; cường độ ít thay đổi.