moitruongplus 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã chính thức thông qua luật mới nhằm góp phần giảm bớt tình trạng phá rừng trên toàn cầu.
Mới đây, 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã chính thức thông qua luật mới nhằm góp phần giảm bớt tình trạng phá rừng trên toàn cầu thông qua điều chỉnh hoạt động kinh doanh một loạt các mặt hàng.
Theo luật mới, các công ty kinh doanh dầu cọ, thịt gia súc, gỗ, càphê, cacao, cao su, đậu nành, và các sản phẩm phái sinh như chocolate, giấy in, sẽ cần chứng minh hàng hóa mà họ bán tại EU không liên quan đến hoạt động phá rừng ở bất kỳ đâu trên thế giới từ sau năm 2021.
Nạn phá rừng hiện chiếm 10% lượng khí thải nhà kính toàn cầu gây biến đổi khí hậu. (Ảnh: Reuters)
Luật này cũng quy định các công ty phải chứng minh những hàng hóa mà họ nhập khẩu có tuân thủ các quy tắc tại quốc gia xuất xứ, trong đó tính đến cả vấn đề bảo vệ người bản địa.
Trước đó, ngày 19/4, Nghị viên châu Âu (EP) đã thông qua luật mới nói trên.
Rừng giúp loại bỏ khí nhà kính khỏi khí quyển một cách tự nhiên vì thực vật hấp thụ khí CO2 khi chúng phát triển.
Theo Viện Tài nguyên Thế giới, cứ mỗi phút trôi qua, thế giới mất đi một khu rừng có diện tích bằng 10 sân bóng đá. EU cho rằng nếu không có quy định mới, mỗi năm sẽ có 248.000 ha rừng bị phá hủy, tương đương với diện tích nước thành viên Luxembourg.
Các khu rừng trên khắp thế giới đang ngày càng bị đe dọa do tình trạng chặt phá rừng để lấy gỗ và làm nông nghiệp, trong đó có trồng đỗ tương và cây cọ dầu. Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO) ước tính 420 triệu ha rừng, diện tích lớn hơn cả EU, đã bị phá hủy trong giai đoạn 1990-2020.
Ngày 19/9/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành văn bản số 5561/BGDĐT-GDTrH về việc tổ chức dạy học đối với các trường bị thiệt hại do bão lũ gửi các sở giáo dục và đào tạo.
Chiều 19/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp Đại sứ Cuba tại Việt Nam Orlando Nicolás Hernández Guillén.
Hơn 100 người dân tại làng Chaungchar thuộc thị trấn Tatkon của Nay Pyi Taw, Myanmar đã phải nhập viện do ngộ độc thực phẩm cứu trợ sau lũ lụt.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Cơ quan thời tiết Nhật Bản cho biết cơn bão nhiệt đới lớn Pulasan dự kiến sẽ tiến gần nhất đến đảo chính của tỉnh Okinawa, phía Tây Nam nước này vào tối 18/9.
Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, dự báo bão có khả năng đổi hướng, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10km; cường độ ít thay đổi.