moitruongplus Nhiều thành phố lớn của Trung Quốc đã ban hành cảnh báo nắng nóng, trong đó nhiệt độ ở thủ đô Bắc Kinh được dự báo lên tới hơn 36 độ C.

Đài Khí tượng tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc ngày 15/5 đã ban bố cảnh báo nhiệt độ cao màu cam, đồng thời cho biết do ảnh hưởng của áp suất cao ấm, nhiệt độ cao nhất ở hầu hết các khu vực của thành phố Tế Nam, thủ phủ tỉnh này, sẽ tăng lên hơn 37 độ C trong ngày 15/5 và tình trạng nắng nóng tại đây được dự báo là sẽ kéo dài trong 3 ngày, một số nơi nhiệt độ có thể lên đến 39 độ C.

Thủ đô Bắc Kinh cũng được dự báo hứng chịu nhiệt độ 36 độ C vào ngày 15 và 16/5, trong khi thông thường đến tháng 6 thành phố này mới đón các đợt nóng tương tự.


Người dân dùng ô che nắng ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: AFP

Không chỉ Sơn Đông và Bắc Kinh, thành phố Thiên Tân và tỉnh Hà Bắc, Hà Nam…, nhiệt độ cao nhất cũng đạt hoặc vượt 35 độ C, một số khu vực hơn 37 độ C.

Trung Quốc bắt đầu hứng chịu các đợt nắng nóng tại một số khu vực kể từ tháng 3. Tỉnh Vân Nam, miền Tây Nam Trung Quốc, nơi vốn được biết tới với thời tiết ôn hòa, gần đây đã trải qua mức nhiệt hơn 40 độ C ở một số nơi, gây áp lực cho lưới điện. Tính đến 20/4, Vân Nam ghi nhận lượng mưa chưa đến 35 mm trong năm nay, trong đó lượng mưa ở thủ phủ Côn Minh là dưới 7 mm, ít hơn gần 90% so với cùng kỳ các năm, đạt mức thấp nhất kể từ năm 1987 khi giới chức bắt đầu thống kê số liệu.

Nhiệt độ cao có thể gây áp lực lên lượng trữ nước ở Trung Quốc. Năm ngoái, sóng nhiệt kéo dài 2 tháng đã khiến nhiều con sông ở nước này khô cạn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sông Dương Tử (Trường Giang).

Cục Khí tượng Trung Quốc (CMA) cảnh báo các khu vực cần chuẩn bị ứng phó với tình trạng nắng nóng hơn nữa trong năm nay. Một số đợt nắng nóng xảy ra trước mùa Hè đã gây lo ngại đối với ngành nông nghiệp.

Mùa màng thiệt hại có thể đẩy giá lương thực tăng cao, làm trầm trọng hơn tình trạng lạm phát và gây áp lực đối với nền kinh tế Trung Quốc khi nước này đang nỗ lực phục hồi sau đại dịch COVID-19.

Các chuyên gia thời tiết cho rằng, kiểu thời tiết cực đoan thường là do hiện tượng nóng lên toàn cầu. Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) gần đây đánh giá hiện tượng thời tiết El Nino khả năng cao quay trở lại vào cuối năm nay, có thể làm tăng thêm nhiệt độ.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

gegre
fegre
regre
rgtrt

Dạy học linh hoạt, phù hợp ới các trường thiệt hại do bão lũ

Ngày 19/9/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành văn bản số 5561/BGDĐT-GDTrH về việc tổ chức dạy học đối với các trường bị thiệt hại do bão lũ gửi các sở giáo dục và đào tạo.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ Cuba

Chiều 19/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp Đại sứ Cuba tại Việt Nam Orlando Nicolás Hernández Guillén.

Myanmar: Hơn 100 người bị ngộ độc sau khi tiêu thụ thực phẩm cứu trợ lũ lụt

Hơn 100 người dân tại làng Chaungchar thuộc thị trấn Tatkon của Nay Pyi Taw, Myanmar đã phải nhập viện do ngộ độc thực phẩm cứu trợ sau lũ lụt.

Công điện của Thủ tướng về việc chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.

Nhật Bản: Bão Pulasan sắp đổ bộ vào khu vực đảo chính Okinawa

Cơ quan thời tiết Nhật Bản cho biết cơn bão nhiệt đới lớn Pulasan dự kiến sẽ tiến gần nhất đến đảo chính của tỉnh Okinawa, phía Tây Nam nước này vào tối 18/9.

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo ứng phó áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão

Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, dự báo bão có khả năng đổi hướng, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10km; cường độ ít thay đổi.