moitruongplus Không chỉ thiệt hại nặng nề về người, trận động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ còn gây ra những ảnh hưởng không hề nhỏ đến nền kinh tế của Thổ Nhĩ Kỳ. Theo thống kê, ước tính thiệt hại do trận động đất kinh hoàng vào lúc này đã lên tới 84,1 tỷ USD.

Động đất kinh hoàng xảy ra ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria ngày 6.2 có thể đã gây ra thiệt hại tới 84,1 tỉ USD riêng tại Thổ Nhĩ Kỳ. Con số ước tính của nhóm cao hơn đáng kể so với các ước tính trước đó.

Đầu tuần trước, cơ quan xếp hạng Fitch có trụ sở tại Mỹ tuyên bố, thiệt hại kinh tế "dường như có khả năng vượt 2 tỉ USD” và có thể lên tới 4 tỉ USD "hoặc hơn”. Bank of America ước tính thiệt hại động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ là khoảng 3-5 tỉ USD, cộng với "ít nhất 2-3 tỉ USD khác cần để hỗ trợ những người bị ảnh hưởng”.

Con số 84 tỉ USD tương đương với 1/10 GDP của Thổ Nhĩ Kỳ.

Ngày 6.2, trận động đất mạnh 7,8 độ richter đã tấn công tỉnh Gaziantep ở đông nam Thổ Nhĩ Kỳ, sau đó vài giờ là một trận động đất mạnh 7,5 độ richter ở tỉnh Kahramanmaras gần đó. Các trận động đất đã tàn phá trên diện rộng ở 9 tỉnh của Thổ Nhĩ Kỳ và ở nước láng giềng Syria.

Theo AFP, số người chết trong thảm hoạ động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ đã lên tới hơn 40.000 người tính tới ngày 16.2. Liên Hợp Quốc cảnh báo con số cuối cùng có thể gấp đôi.

Đây là những trận động đất mạnh nhất tấn công Thổ Nhĩ Kỳ kể từ trận động đất Erzincan năm 1939 -  trận động đất mạnh 7,8 độ richter cướp đi sinh mạng của khoảng 32.000 người và làm bị thương 100.000 người.

Trận động đất kinh hoàng nhất xảy ra ở Thổ Nhĩ Kỳ trong những năm gần đây xảy ra ở tỉnh Kocaeli năm 1999 khiến hơn 17.000 người chết.


Một người đàn ông cầu nguyện gần đống đổ nát của những ngôi nhà bị phá hủy sau trận động đất chết người ở Kahramanmaras, Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 14/2. Ảnh: Reuters

Việt Nam hỗ trợ khẩn cấp Thổ Nhĩ Kỳ và Syria 200.000 USD

Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi thư thăm hỏi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, thông báo Việt Nam hỗ trợ mỗi nước 100.000 USD khắc phục hậu quả động đất.

Trong bức thư gửi ngày 14/2, lãnh đạo Chính phủ cho biết Việt Nam sẽ tiếp tục có thêm biện pháp hỗ trợ cần thiết.

Trước đó, Việt Nam đã cử hai đoàn đến Thổ Nhĩ Kỳ làm nhiệm vụ cứu trợ nhân đạo. Tối 9/2, 24 chiến sĩ cứu hộ và nhân viên y tế của Bộ Công an xuất phát từ sân bay Nội Bài. Chiều tối 11/2, đội Việt Nam và Pakistan đã đưa được một thiếu niên ra khỏi đống đổ nát sau 138 giờ mắc kẹt ở thành phố Adiyaman, đông nam Thổ Nhĩ Kỳ.

Tối 12/2, 76 quân nhân Việt Nam gồm các lực lượng công binh cứu sập, quân y, chó nghiệp vụ lên đường sang Thổ Nhĩ Kỳ, mang theo 10 tấn lương khô hỗ trợ người dân nước bạn. Ngay sau khi đến thành phố Antakya thuộc tỉnh Hatay ở miền Nam nước này, các quân nhân lập tức thực hiện nhiệm vụ tại đường Rustem Tumer Pasa - một trong những nơi bị thiệt hại nặng nề nhất sau thảm hoạ động đất.

Lực lượng cứu hộ từ hàng chục quốc gia đang làm việc tại hiện trường để nỗ lực tìm kiếm những người sống sót mắc kẹt bên dưới đống đổ nát các tòa nhà và khu chung cư bị sập.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

gegre
fegre
regre
rgtrt

Dạy học linh hoạt, phù hợp ới các trường thiệt hại do bão lũ

Ngày 19/9/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành văn bản số 5561/BGDĐT-GDTrH về việc tổ chức dạy học đối với các trường bị thiệt hại do bão lũ gửi các sở giáo dục và đào tạo.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ Cuba

Chiều 19/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp Đại sứ Cuba tại Việt Nam Orlando Nicolás Hernández Guillén.

Myanmar: Hơn 100 người bị ngộ độc sau khi tiêu thụ thực phẩm cứu trợ lũ lụt

Hơn 100 người dân tại làng Chaungchar thuộc thị trấn Tatkon của Nay Pyi Taw, Myanmar đã phải nhập viện do ngộ độc thực phẩm cứu trợ sau lũ lụt.

Công điện của Thủ tướng về việc chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.

Nhật Bản: Bão Pulasan sắp đổ bộ vào khu vực đảo chính Okinawa

Cơ quan thời tiết Nhật Bản cho biết cơn bão nhiệt đới lớn Pulasan dự kiến sẽ tiến gần nhất đến đảo chính của tỉnh Okinawa, phía Tây Nam nước này vào tối 18/9.

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo ứng phó áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão

Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, dự báo bão có khả năng đổi hướng, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10km; cường độ ít thay đổi.