moitruongplus Chiều 3/2, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ chủ trì Phiên họp thứ 3 của Ban Chỉ đạo, tổng kết công tác năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023.

Cùng dự phiên họp có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang; Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Tham dự phiên họp theo hình thức trực tuyến tại điểm cầu 63 địa phương có lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.


Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp

Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, Đảng ta đã xác định xây dựng và hoàn thiện thể chế, cải cách hành chính là một trong ba đột phá chiến lược, bởi đây là lĩnh vực còn nhiều băn khoăn, trăn trở, tâm tư. Thời gian qua, Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo triển khai các đột phá chiến lược theo chủ trương, đường lối của Đảng, trong đó có công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế, cải cách hành chính.

Năm 2023, tiếp theo Nghị quyết 01 của Chính phủ được ban hành đầu tháng 1 vừa qua, Thường trực Chính phủ đã họp và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 03 chỉ đạo, đôn đốc thúc đẩy công việc ngay từ ngày đầu, tháng đầu. Tình hình nhiều khó khăn, thách thức nhiều hơn thời cơ, thuận lợi, do đó phải bám sát Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, 3 đột phá chiến lược để thực hiện. Các bộ, ngành, địa phương cần quán triệt chủ đề điều hành năm 2023 của Chính phủ là "Đoàn kết kỷ cương - Bản lĩnh linh hoạt - Đổi mới sáng tạo - Kịp thời hiệu quả".

Thủ tướng nêu rõ, năm 2022 và một tháng đầu của năm 2023, trong thành công chung của cả nước, có sự đóng góp tích cực, hiệu quả của công tác cải cách hành chính. Thời gian phiên họp có hạn, nội dung nhiều, yêu cầu cao, Thủ tướng đề nghị các đại biểu nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát biểu ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề, đúng trọng tâm, trọng điểm, đánh giá, làm rõ những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế trong triển khai các nội dung, nhiệm vụ trong kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo và của từng thành viên Ban Chỉ đạo, chỉ ra nguyên nhân và bài học kinh nghiệm, đề ra mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để triển khai thực hiện tốt kế hoạch hoạt động của năm 2023 và thời gian tới, tạo chuyển biến về nhận thức, hành động, có sản phẩm với hiệu quả cụ thể, đo lường được.

Từ đó, tạo thuận lợi nhất, giảm chi phí cho người dân và doanh nghiệp, giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh của hàng hóa, doanh nghiệp, nền kinh tế, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, tạo công ăn việc làm cho người dân, thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả, phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, vì mục tiêu xây dựng đất nước hùng cường, thịnh vượng, nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Báo cáo tại phiên họp, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, thời gian vừa qua công tác cải cách hành chính đạt được nhiều kết quả quan trọng, nhận thức về CCHC được nâng lên; việc triển khai các nhiệm vụ CCHC được tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và có chuyển biến tích cực. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy công tác CCHC. Các bộ, ngành, địa phương đã chủ động triển khai các giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả công tác CCHC; Công tác cải cách, hoàn thiện thể chế được chú trọng, có nhiều đổi mới, có trọng tâm, trọng điểm và hiệu quả; Công tác cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh được đẩy mạnh, phục vụ tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp

Đặc biệt đã cắt giảm, đơn giản hóa 1.041 quy định kinh doanh tại 101 văn bản; Cả nước đã thành lập 11.700 Bộ phận Một cửa các cấp để tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính.

Công tác cải cách bộ máy hành chính được triển khai quyệt liệt, đạt được nhiều kết quả tích cực; Cải cách công vụ, công chức có nhiều đổi mới. Năm 2022 đã ban hành 03 Nghị định và đang xem xét để ban hành 03 Nghị định quy định các nội dung liên quan đến chính sách cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Giai đoạn 2020-2022, đã tuyển dụng gần 19.000 công chức và hơn 125.000 viên chức; khắc phục phần nào tình trạng gần 40.000 công chức, viên chức nghỉ việc thời gian qua.

Cùn với đó công tác chuyển đổi số quốc gia được triển khai một cách mạnh mẽ, thực chất, đẩy mạnh xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số; Các Hệ thống thông tin phục vụ phục vụ chỉ đạo, điều hành tiếp tục được triển khai, phát huy hiệu quả.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

gegre
fegre
regre
rgtrt

Dạy học linh hoạt, phù hợp ới các trường thiệt hại do bão lũ

Ngày 19/9/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành văn bản số 5561/BGDĐT-GDTrH về việc tổ chức dạy học đối với các trường bị thiệt hại do bão lũ gửi các sở giáo dục và đào tạo.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ Cuba

Chiều 19/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp Đại sứ Cuba tại Việt Nam Orlando Nicolás Hernández Guillén.

Myanmar: Hơn 100 người bị ngộ độc sau khi tiêu thụ thực phẩm cứu trợ lũ lụt

Hơn 100 người dân tại làng Chaungchar thuộc thị trấn Tatkon của Nay Pyi Taw, Myanmar đã phải nhập viện do ngộ độc thực phẩm cứu trợ sau lũ lụt.

Công điện của Thủ tướng về việc chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.

Nhật Bản: Bão Pulasan sắp đổ bộ vào khu vực đảo chính Okinawa

Cơ quan thời tiết Nhật Bản cho biết cơn bão nhiệt đới lớn Pulasan dự kiến sẽ tiến gần nhất đến đảo chính của tỉnh Okinawa, phía Tây Nam nước này vào tối 18/9.

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo ứng phó áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão

Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, dự báo bão có khả năng đổi hướng, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10km; cường độ ít thay đổi.