moitruongplus Sáng 16/12, CLB "Trái tim người lính Việt Nam” (chủ trì) phối hợp với Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam và CLB "Mãi mãi tuổi 20” tổ chức: Lễ ra mắt CLB "Trái tim Người lính miền Trung – Tây Nguyên” tại Đà Nẵng

Tới tham dự buổi lễ, về phía khách mời có Trung tướng Đặng Vũ Sơn – Nguyên Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ; Trung tướng Trần Phước Tới – nguyên Viện Trưởng Viện Kiểm sát Quân sự Trung ương; Đại tá CCB Bạch Lê Thành – Nguyên Phó Chủ nhiệm Kỹ thuật Quân chủng Phòng không - Không quân; Doanh nhân Đặng Văn Thử (tức Mười Thu) – Chủ tịch Hội đồng Họ Đặng Việt Nam; Bà Huỳnh Ngọc Vân – Phó Chủ tịch Uỷ Ban Hoà bình Thành phố Hồ Chí Minh; Ông Trần Đình Song – Đại diện tổ chức "Sáng kiến Trái tim Người lính” của Hoa Kỳ tại Việt Nam.



Về phía Ban tổ chức có Đại tá, Nhà văn, CCB Đặng Vương Hưng, Chủ tịch CLB Trái tim Người lính Việt Nam, Phó Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam; TS.LS Đồng Xuân Thụ, Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam; Bà Trần Hồng Dung, Phó Chủ tịch thường trực CLB Mãi mãi tuổi 20. Cùng đông đảo các cựu chiến binh, các cơ quan báo chí trung ương và địa phương...





Nhân kỷ niệm 78 năm ngày truyền thống của QĐND Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2022); CLB "Trái tim người lính Việt Nam” (chủ trì) phối hợp với Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam và CLB "Mãi mãi tuổi 20” tổ chức: Lễ ra mắt CLB "Trái tim Người lính miền Trung – Tây Nguyên” tại Đà Nẵng; đồng thời, giới thiệu một số cuốn sách cùng chủ đề, do "Trái tim người lính” phối hợp với "Mãi mãi tuổi 20” tổ chức bản thảo và ấn hành, có nội dung liên quan đến vùng đất miền Trung – Tây Nguyên anh hùng.

Chính thức ra mắt CLB "Trái tim Người lính miền Trung – Tây Nguyên”

Với tôn chỉ, mục đích: "Kết nối và Chia sẻ - Tôn vinh và Tri ân”; góp phần "Tiếp lửa truyền thống chống ngoại xâm” của các CCB nhiều thế hệ với tuổi trẻ đang "xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”; CLB "Trái tim người lính Việt Nam” do Đại tá, CCB Nhà văn Đặng Vương Hưng sáng lập, đã quy tụ được hàng trăm ngàn thành viên, ở khắp các vùng miền trên cả nước. Không chỉ kết nối các cựu chiến binh từ nhiều phía, để góp phần hàn gắn vết thương hậu chiến tranh và hoà hợp dân tộc; mà "Trái tim người lính" còn hướng tới đối tượng là những người trẻ, nhưng đã, đang, hoặc sẽ mặc áo lính; những người thân của lính, cùng những người yêu hòa bình trên khắp thế giới; góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết cộng đồng và Ngoại giao nhân dân; lan toả những điều tốt đẹp trong xã hội... Những hoạt động này, đều là phi lợi nhuận và bằng kinh phí xã hội hoá.



Ngày 27/3/2022 tại Bình Định, CLB "Trái tim người lính Việt Nam” đã phối hợp với Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam tổ chức Lễ ra mắt Ban Vận động thành lập Câu lạc bộ "Trái tim người lính miền Trung – Tây Nguyên”. Ban Vận động do Nhà báo Lê Lành (Chủ tịch CLB "Trái tim Người lính Phương Nam”) kết nối, Thượng toạ Thích Quảng Dũng (phương trượng trụ trì của Long Hoa, đồng thời cũng là con trai của một liệt sĩ đã hi sinh tại Chuông Bồn năm 1972) làm Trưởng ban vận động. Sự kiện đã được công bố trên nhiều cơ quan báo chí – truyền thông và đã nhận được sự ủng hộ và đồng thuận cao của dư luận.

Gần 9 tháng qua, Ban Vận động thành lập CLB "Trái tim người lính miền Trung – Tây Nguyên” đã có nhiều hoạt động tích cực và thiết thực. Đặc biệt, là việc tổ chức bản thảo và ấn hành cuốn sách cùng tên "Trái tim người lính miền Trung – Tây Nguyên” của nhiều tác giả. Ấn phẩm đã được sử dụng làm quà tặng và giới thiệu trang trọng tại Thủ đô Hà Nội, trong sự kiện mang tên "Tình yêu đi qua chiến tranh”, đúng dịp kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh – Liệt sĩ, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.

Được sự giới thiệu và đồng thuận của Ban Vận động thành lập CLB "Trái tim người lính miền Trung – Tây Nguyên”; Ban Tổ chức sự kiện trang trọng tổ chức lễ công bố và trao quyết định thành lập CLB "Trái tim người lính miền Trung – Tây Nguyên”, do CCB Doanh nhân Đặng Văn Hường là Chủ tịch Hội đồng điều hành.

Tại thành phố Đà Nẵng hiện có một thương hiệu Cây cảnh nổi tiếng mang tên "Đặng Gia Viên”. Nhưng không phải ai cũng biết chủ của thương hiệu này là vợ chồng CCB Đặng Văn Hường và CCB Nguyễn Thị Mười. Doanh nhân CCB Đặng Văn Hường là người đặc biệt quan tâm đến công tác kết nối dòng họ và hoạt động xã hội từ thiện (hiện ông đang đảm nhiệm trọng trách Phó chủ tịch Thường trực Hội đồng Họ Đặng Việt Nam). Ông cũng đương nhiệm là Ủy viên Thường vụ Hội Doanh nhân CCB Đà Nẵng. Còn vợ ông, CCB Nguyễn Thị Mười, cũng từng nhiều năm là Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ và Phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc của Phường. Bà còn từng là Bí thư Chi bộ tổ dân phố nhiều nhiệm kỳ…



Tân Chủ tịch CLB "Trái tim người lính miền Trung – Tây Nguyên” Đặng Văn Hường đã xúc động tâm sự: "Để có được cuộc sống trong hoà bình và hạnh phúc hôm nay, Việt Nam chúng ta đã phải trải qua nhiều những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Đó là những trang sử hào hùng dân tộc ta, được viết bởi xương máu của không biết bao nhiêu thế hệ đã hi sinh tuổi thanh xuân của mình cho Tổ quốc. Không chỉ các anh hùng, liệt sĩ mặc áo lính mà nhiều người dân đã ngã xuống, để bảo vệ quê hương đất nước. Vùng đất Miền Trung – Tây Nguyên nói chung và Đà Nẵng nói riêng, đã chứng kiến bao trận đánh ác liệt trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và công cuộc bảo vệ chủ quyền biên giới - biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc”.

Giới thiệu chùm tác phẩm do CLB "Trái tim người lính” và CLB "Mãi mãi tuổi 20” tổ chức bản thảo; Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam bảo trợ truyền thông

Một trong những hoạt động có chiều sâu và mang nhiều ý nghĩa xã hội nhân văn của CLB "Trái tim người lính” là phối hợp với CLB "Mãi mãi tuổi 20” tổ chức tủ sách nhiều tập cùng tên bằng kinh phí xã hội hoá, do Tạp chí môi trưởng và Đô thị Việt Nam bảo trợ truyền thông.

Trong sự kiện mang nhiều ý nghĩa lịch sử truyền thống và nhân văn này, Đại tá, cựu chiến binh, nhà văn Nhà văn Đặng Vương Hưng (Người khởi xướng sự kiện "Mãi mãi tuổi 20” năm 2005; Sáng lập và Chủ tịch CLB "Trái tim người lính Việt Nam”) đã giới thiệu chùm tác phẩm của tủ sách "Trái tim người lính” với 2 tác phẩm nhật ký chiến trường đặc sắc, có nội dung liên quan đến vùng đất Miền Trung – Tây Nguyên: "Tây tiến viễn chinh” và "Lính chiến”.





"Tây tiến viễn chinh” là nhật ký chiến trường của liệt sĩ Trần Duy Chiến (1957 – 1980). Anh sinh ra tại Quảng Nam, lớn lên tại Đà Nẵng và đã hi sinh anh dũng trong khi làm nhiệm vụ quốc tế tại chiến trường Capuchia. Trần Duy Chiến viết những trang nhật ký này khi anh mới nhập ngũ (ngày 7/10/1978) và khép lại trước ngày anh ngã xuống gần một tháng (25/6/1980) tại một vùng biên giới cực Tây của Campuchia. Đọc những trang nhật ký của anh, ta hiểu được tinh thần chịu đựng gian khổ, những hy sinh, vất vả mà anh và đồng đội phải vượt qua bằng một ý chí kiên cường và một niềm tin lớn lao vào ý nghĩa của nhiệm vụ mình đang làm. Nhật ký "Tây tiến viễn chinh” do nhà văn Đặng Vương Hưng biên soạn và giới thiệu, Nhà xuất bản Hội Nhà văn cấp phép ấn hành. Cuốn sách đã được dư luận bạn đọc và xã hội đánh giá cao; Đài truyền hình Việt Nam đã làm phim tài liệu phát sóng trên kênh VTV1. Trước khi nhật ký "Tây tiến viễn chinh” của Liệt sĩ Trần Duy Chiến được tuyển chọn vào bộ sách "Nhật ký thời chiến Việt Nam” (xếp ở phần cuối cùng, tập 4) và đưa in; theo sự giới thiệu và đề xuất của một nhóm nhà văn cựu chiến binh, cuối năm 2019, Hội đồng Nhân dân thành phố Đà Nẵng đã họp và quyết định lấy tên Trần Duy Chiến để đặt cho một đường phố tại quân Sơn Trà. Đầu năm 2020, tên đường Trần Duy Chiến đã chính thức được gắn biển. Đó là tên  đường nối từ đường Trương Định đến giáp đường Vương Thừa Vũ, dài 920 mét. Có lẽ, Trần Duy Chiến là một trong những người trẻ nhất ở Việt Nam được vinh dự đặt tên đường phố; nhờ thông qua tác phẩm "Nhật ký thời chiến”, ta hiểu được phần nào cuộc đời hi sinh và cống hiến cho quê hương đất nước của anh và các đồng đội.

"Lính chiến” là cuốn nhật ký chiến trườngcủa Trung uý, CCB Phạm Hữu Thậm, mới được phát hiện trong năm 2022, do Nhà văn Đặng Vương Hưng biên soạn và giới thiệu. Tác giả "Lính chiến” sinh năm 1945 tại Hải Dương, nhập ngũ năm 1968, có gần 10 năm liên tục chiến đấu tại chiến trường Quảng Nam – Đà Nẵng trong kháng chiến chống Mỹ. Căn cứ vào số liệu trong công văn của Sư đoàn 2 (Quân khu 5) do Sư đoàn trưởng Nguyễn Trung Thu ký năm 1996, đề nghị cấp trên phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho Trung uý Phạm Hữu Thậm cho biết: Trong 14 năm cầm súng tại chiến trường, CCB Phạm Hữu Thậm đã tham gia nhiều chiến dịch tiêu biểu, trong đó có Chiến dịch K700 Thượng Đức – Quảng Đà, tháng 3/1970; Chiến dịch giữ chốt Hòn Chiêng, tháng 5/1972... Tổng cộng, ông đã trực tiếp chiến đấu 127 trận đánh vô cùng dũng cảm, mưu trí, tiêu diệt tới 253 tên địch (trong đó có 145 lính quân đội Sài Gòn, 71 lính Mỹ và 30 lính Polpot…). Phạm Hữu Thậm còn bắn rơi 19 máy bay (trong đó có 4 chiếc phản lực và 15 trực thăng). Trong chiến đấu và công tác, ông đã đựơc tặng thưởng tới 7 Huân chương Chiến công các loại, 4 lần đạt danh hiệu "Dũng sĩ diệt Mỹ’, 4 lần đạt danh hiệu "Dũng sĩ diệt máy bay” cùng nhiều danh hiệu "Chiến sĩ Thi đua” và "Chiến sĩ Quyết thắng”...

Nhật ký "Lính chiến” không phải là chuyện văn chương mà là chuyện đời! Những câu chữ đã vượt qua khuôn khổ của một tác phẩm văn học thông thường. Cuốn sách đã chuyển tải tới người đọc rất nhiều thông tin trung thực về những người lính đã sống và chiến đấu tại chiến trường Khu 5 trong kháng chiến chống Mỹ như thế nào. Sự trung thực đến trần trụi về cuộc sống và những trận chiến đầy máu và nước mắt: Những trận đánh kéo dài hết ngày này qua ngày khác, hết tháng này qua tháng khác và năm này qua năm khác, lần lượt hiện lên qua từng trang nhật ký đầy máu và nước mắt. Đó thật sự là những khúc ca bi tráng của người lính tại chiến trường. Đôi khi, người ta có thể lãng quên những chuyện buồn vui của riêng ai đó. Nhưng lịch sử và truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc thì không ai được phép quên lãng! Và dù chưa được Nhà nước phong tặng, nhưng từ lâu Trung uý Phạm Hữu Thậm đã thật sự là một Người Anh Hùng trong lòng đồng đội! 

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

gegre
fegre
regre
rgtrt

Dạy học linh hoạt, phù hợp ới các trường thiệt hại do bão lũ

Ngày 19/9/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành văn bản số 5561/BGDĐT-GDTrH về việc tổ chức dạy học đối với các trường bị thiệt hại do bão lũ gửi các sở giáo dục và đào tạo.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ Cuba

Chiều 19/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp Đại sứ Cuba tại Việt Nam Orlando Nicolás Hernández Guillén.

Myanmar: Hơn 100 người bị ngộ độc sau khi tiêu thụ thực phẩm cứu trợ lũ lụt

Hơn 100 người dân tại làng Chaungchar thuộc thị trấn Tatkon của Nay Pyi Taw, Myanmar đã phải nhập viện do ngộ độc thực phẩm cứu trợ sau lũ lụt.

Công điện của Thủ tướng về việc chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.

Nhật Bản: Bão Pulasan sắp đổ bộ vào khu vực đảo chính Okinawa

Cơ quan thời tiết Nhật Bản cho biết cơn bão nhiệt đới lớn Pulasan dự kiến sẽ tiến gần nhất đến đảo chính của tỉnh Okinawa, phía Tây Nam nước này vào tối 18/9.

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo ứng phó áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão

Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, dự báo bão có khả năng đổi hướng, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10km; cường độ ít thay đổi.