moitruongplus Chiều 1-12, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị trực tuyến với 28 tỉnh, TP ven biển về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU).
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến về phòng, chống khai thác hải sản bất hợp pháp. Ảnh: Tư liệu
Dự hội nghị tại đầu cầu trụ sở Chính phủ có các bộ trưởng; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương; các chuyên gia, nhà khoa học. Dự hội nghị tại điểm cầu các địa phương có bí thư, chủ tịch UBND, các sở, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan từ cấp xã đến cấp tỉnh.
Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại trụ sở Chính phủ và trực tuyến tới hơn 600 điểm cầu tại các xã, phường, thị trấn, huyện, thị xã, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tình hình chống khai thác vi phạm IUU sau 5 năm bị cảnh báo "Thẻ vàng” đã có những chuyển biến tích cực; tuy nhiên hiện nay vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế chậm khắc phục trên thực tế tại địa phương và đã được Đoàn Thanh tra của EC ghi nhận, đánh giá, khuyến nghị tại đợt thanh tra lần thứ 3.
Tình hình chống khai thác IUU tại Việt Nam đã có chuyển biến tích cực hơn rất nhiều so với lần thanh tra thực tế thứ 2 vào năm 2019 như: Đã hoàn thiện khung pháp lý; công tác theo dõi, quản lý đội tàu, giám sát sản lượng lên bến; thực hiện xác nhận, chứng nhận, truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác trong nước và nhập khẩu; công tác thực thi pháp luật, xử phạt vi phạm hành chính đã được cải thiện, đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
Tại hội nghị, lãnh đạo các bộ, ngành và địa phương, nhất là chính quyền cơ sở đã báo cáo, thảo luận thẳng thắn, cởi mở; xác định nguyên nhân, vướng mắc; kinh nghiệm quốc tế, đề xuất giải pháp thực hiện hiệu quả việc gỡ thẻ vàng IUU.
Kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao sự cố gắng, nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương đã tổ chức triển khai các nhiệm vụ, giải pháp chống khai thác IUU, gỡ cảnh báo "Thẻ vàng” thời gian qua. Nhờ đó đã có sự chuyển biến tích cực, có nhiều tiến bộ rõ rệt. Kết quả đã được EC ghi nhận tại đợt thanh tra lần thứ 3 vừa qua.
Tuy nhiên, Thủ tướng thẳng thắn cho rằng, xét về tổng thể trên thực tế vẫn còn nhiều tồn tại, chậm được khắc phục, chưa đáp ứng được yêu cầu để gỡ cảnh báo "Thẻ vàng” của EC.
Theo Thủ tướng, những tồn tại, hạn chế trong chống IUU không chỉ nguyên nhân từ nhận thức của người dân mà còn có sự thiếu tinh thần, trách nhiệm của một bộ phận tổ chức, cá nhân chưa hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao; các tồn tại, hạn chế kéo dài chậm khắc phục tại địa phương do thiếu sự quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của người đứng đầu các ngành, cấp, chưa quan tâm đúng mức, thiếu kiểm tra, thanh tra, giám sát; chưa có giải pháp lâu dài, tạo sinh kế cho người dân...
Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành phối hợp với các địa phương rà soát tổng thể về các biện pháp kỹ thuật, công nghệ thực hiện chống IUU, điều chỉnh các quy định phù hợp với tình hình; rà soát lại lực lượng lao động khai thác thủy hải sản, phân loại đối tượng, tạo sinh kế, chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân, giảm lực lượng khai thác hải sản.
Thủ tướng cũng yêu cầu tổ chức, cơ cấu lại các khoản vay của ngư dân để xử lý; tiếp tục thực hiện các biện pháp xử lý hành chính đối với các hành vi IUU, nếu vi phạm pháp luật hình sự phải cương quyết xử lý.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các bộ, ngành, địa phương rà soát các nghị định, thông tư, các quy định, văn bản pháp luật để phát hiện những vướng mắc, kẽ hở để điều chỉnh phù hợp, sát thực tế. Đặc biệt, phải tăng cường phối hợp chặt chẽ với nhau cùng thực hiện chống IUU.
Thủ tướng đề nghị Bộ Ngoại giao tiếp tục vận động quốc tế chia sẻ trong vấn đề này vì Việt Nam là đất nước đang phát triển, nền kinh tế đang chuyển đổi. Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn người dân sử dụng các thiết bị công nghệ trong hoạt động khai thác.
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu khẩn trương xây dựng Chương trình, kế hoạch hành động 180 ngày thực hiện các khuyến nghị của EC trong việc gỡ thẻ vàng IUU. Trong đó, kế hoạch phải nêu rõ, cụ thể trách nhiệm của Chính phủ, bộ, ngành, tỉnh, thành phố, huyện, xã và từng người dân; kế hoạch phải lượng hóa để mọi cơ quan, người dân dễ hiểu, dễ làm, dễ giám sát, dễ kiểm tra, dễ đánh giá.
Thủ tướng yêu cầu, các văn bản phải có tính chất pháp quy để thực hiện đồng bộ từ Trung ương đến cơ sở; phổ biến cho người dân; tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả; hằng tháng phải kiểm điểm những việc đã làm được, chưa làm được và rút kinh nghiệm, thúc đẩy công việc cho thời gian tiếp theo.
Ngày 19/9/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành văn bản số 5561/BGDĐT-GDTrH về việc tổ chức dạy học đối với các trường bị thiệt hại do bão lũ gửi các sở giáo dục và đào tạo.
Chiều 19/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp Đại sứ Cuba tại Việt Nam Orlando Nicolás Hernández Guillén.
Hơn 100 người dân tại làng Chaungchar thuộc thị trấn Tatkon của Nay Pyi Taw, Myanmar đã phải nhập viện do ngộ độc thực phẩm cứu trợ sau lũ lụt.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Cơ quan thời tiết Nhật Bản cho biết cơn bão nhiệt đới lớn Pulasan dự kiến sẽ tiến gần nhất đến đảo chính của tỉnh Okinawa, phía Tây Nam nước này vào tối 18/9.
Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, dự báo bão có khả năng đổi hướng, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10km; cường độ ít thay đổi.