moitruongplus Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành về đầu tư xây dựng Cảng hàng không Lai Châu theo phương thức PPP.

Xét báo cáo của Bộ GTVT về việc đầu tư xây dựng Cảng hàng không Lai Châu theo phương thức PPP, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành giao UBND tỉnh Lai Châu chủ động nghiên cứu, đánh giá hiệu quả kinh tế, kỹ thuật và khả năng huy động nguồn vốn đầu tư Cảng hàng không Lai Châu.

Sau khi Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch Cảng hàng không Lai Châu thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt, UBND tỉnh Lai Châu thống nhất với Bộ GTVT đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, giao UBND tỉnh Lai Châu là cơ quan có thẩm quyền triển khai thực hiện dự án đầu tư Cảng hàng không Lai Châu với phương thức PPP theo đúng quy định.


Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

Theo tờ trình 13833 về việc phê duyệt điều chỉnh tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 gửi Thủ tướng Chính phủ của Bộ GTVT, Cảng hàng không tại Thị trấn Tân Uyên (tỉnh Lai Châu) có công suất thiết kế dự kiến 500.000 hành khách/năm, diện tích đất dự kiến 117,09 ha, ước chi phí đầu tư theo quy hoạch khoảng 4.350 tỷ đồng.

Dự án Cảng hàng không Lai Châu được xác định là dự án động lực quan trọng, có vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lai Châu; góp phần đảm bảo quốc phòng an ninh trong công tác tuần tra, kiểm soát các vùng biên giới; phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn...

Hiện vùng miền núi Tây Bắc có một sân bay Điện Biên. Theo đề xuất quy hoạch của Bộ GTVT, đến năm 2030 khu vực này có 4 sân bay nội địa là Lai Châu, Điện Biên, Sa Pa (Lào Cai), Nà Sản (Sơn La).

Trước đó, Bộ GTVT đã trình Chính phủ dự thảo Quy hoạch sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 sau khi được Hội đồng thẩm định quy hoạch thông qua.

Hiện cả nước có 22 sân bay, Bộ GTVT đề xuất từ nay tới năm 2030, ngoài sân bay Long Thành đang xây dựng, chỉ bổ sung thêm 5 sân bay mới gồm: Lai Châu, Sa Pa (Lào Cai), Nà Sản (Sơn La), Quảng Trị, Phan Thiết. Sau năm 2030, đầu tư sân bay Tiên Lãng (thay sân bay Cát Bi, Hải Phòng), sân bay thứ 2 vùng Thủ đô, sân bay Cao Bằng. Ngoài ra, có thể bổ sung thêm một số sân bay ở các đảo như Lý Sơn, Phú Quý...

Bộ này cũng đề xuất ngân sách nhà nước chỉ ưu tiên cho nâng cấp sân bay hiện hữu, với sân bay mới, các địa phương tự huy động vốn, cân đối nguồn lực và tổ chức xây dựng.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

gegre
fegre
regre
rgtrt

Dạy học linh hoạt, phù hợp ới các trường thiệt hại do bão lũ

Ngày 19/9/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành văn bản số 5561/BGDĐT-GDTrH về việc tổ chức dạy học đối với các trường bị thiệt hại do bão lũ gửi các sở giáo dục và đào tạo.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ Cuba

Chiều 19/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp Đại sứ Cuba tại Việt Nam Orlando Nicolás Hernández Guillén.

Myanmar: Hơn 100 người bị ngộ độc sau khi tiêu thụ thực phẩm cứu trợ lũ lụt

Hơn 100 người dân tại làng Chaungchar thuộc thị trấn Tatkon của Nay Pyi Taw, Myanmar đã phải nhập viện do ngộ độc thực phẩm cứu trợ sau lũ lụt.

Công điện của Thủ tướng về việc chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.

Nhật Bản: Bão Pulasan sắp đổ bộ vào khu vực đảo chính Okinawa

Cơ quan thời tiết Nhật Bản cho biết cơn bão nhiệt đới lớn Pulasan dự kiến sẽ tiến gần nhất đến đảo chính của tỉnh Okinawa, phía Tây Nam nước này vào tối 18/9.

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo ứng phó áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão

Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, dự báo bão có khả năng đổi hướng, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10km; cường độ ít thay đổi.