moitruongplus Ông Vi Đức Ninh - Viện trưởng Viện KSND huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, bị bắt khẩn cấp vì nhận 1 tỉ đồng liên quan đến một vụ án ma túy trên địa bàn.

Như Môi trường và Đô thị Việt Nam đã đưa tin, ngày 15/10, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Bắc Giang ra quyết định bắt khẩn cấp ông Vi Đức Ninh, sinh năm 1975 ,Viện trưởng VKSND huyện Lục Ngạn , tỉnh Bắc Giang để điều tra về hành vi "Nhận hối lộ" theo Điều 354 Bộ Luật Hình sự 2015.


Ông Vi Đức Ninh, Viện trưởng Viện KSND huyện Lục Ngạn. Ảnh: Trang thông tin điện tử Viện KSND huyện Lục Ngạn.

Cùng bị bắt với ông Vi Đức Ninh là bị can K, sinh năm 1980, nguyên là cán bộ công tác tại Cục Cảnh sát Hình sự (C02), Bộ Công an để điều tra về hành vi "Tội môi giới hối lộ" được quy định tại Điều 365 Bộ luật Hình sự 2015

Ông Vi Đức Ninh bị bắt vì nhận hối lộ liên quan đến một vụ án ma túy mà Viện kiểm sát huyện Lục Ngạn chịu trách nhiệm kiểm sát, điều tra.

Ngày 19/10/2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Bắc Giang đã hoàn tất thủ tục bàn giao đối tượng cho Cục Điều tra hình sự, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao tiếp nhận điều tra theo thẩm quyền.

Ông Ninh từng có hơn 20 năm công tác trong ngành kiểm sát. Trước khi làm Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân huyện Lục Ngạn, ông Ninh là Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân huyện Yên Thế, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân huyện Lục Ngạn.

Ông Ninh được bổ nhiệm giữ chức vụ Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân huyện Lục Ngạn ngày 1/6/2018 theo quyết định của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao.

Theo nguồn tin riêng của Môi trường và Đô thị Việt Nam, ông Vi Đức Ninh đã nhận hối lộ 1 tỉ đồng liên quan đến một vụ tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy trên địa bàn.

Sau khi cựu điều tra viên Cục hình sự (C02), Bộ Công an ra đầu thú về hành vi môi giới hối lộ, ông Vi Đức Ninh biết không thể che giấu nên ngày 15-10 đã ra đến Cơ quan công an để đầu thú về hành vi nhận hối lộ.

Hiện cơ quan chức năng đang tiếp tục điều tra làm rõ và xử lý theo đúng các quy định của pháp luật.

Điều 354. Tội nhận hối lộ

1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

b) Lợi ích phi vật chất.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;
đ) Phạm tội 02 lần trở lên;
e) Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước;
g) Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:
a) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
b) Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.

5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

6. Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà nhận hối lộ, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

gegre
fegre
regre
rgtrt

Dạy học linh hoạt, phù hợp ới các trường thiệt hại do bão lũ

Ngày 19/9/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành văn bản số 5561/BGDĐT-GDTrH về việc tổ chức dạy học đối với các trường bị thiệt hại do bão lũ gửi các sở giáo dục và đào tạo.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ Cuba

Chiều 19/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp Đại sứ Cuba tại Việt Nam Orlando Nicolás Hernández Guillén.

Myanmar: Hơn 100 người bị ngộ độc sau khi tiêu thụ thực phẩm cứu trợ lũ lụt

Hơn 100 người dân tại làng Chaungchar thuộc thị trấn Tatkon của Nay Pyi Taw, Myanmar đã phải nhập viện do ngộ độc thực phẩm cứu trợ sau lũ lụt.

Công điện của Thủ tướng về việc chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.

Nhật Bản: Bão Pulasan sắp đổ bộ vào khu vực đảo chính Okinawa

Cơ quan thời tiết Nhật Bản cho biết cơn bão nhiệt đới lớn Pulasan dự kiến sẽ tiến gần nhất đến đảo chính của tỉnh Okinawa, phía Tây Nam nước này vào tối 18/9.

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo ứng phó áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão

Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, dự báo bão có khả năng đổi hướng, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10km; cường độ ít thay đổi.