moitruongplus Đợt mưa này kéo dài từ ngày 13 đến 15/10, đặc biệt sau trận mưa lớn tối 14/10, nhiều khu vực tại TP Đà Nẵng bị ngập sâu trong nước, giao thông chia cắt nhiều nơi.


Các khu vực nhà dân bị ngập sâu chủ yếu ở các khu vực Hòa Khánh, Liên Chiểu.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc, hiện nay (15/10) có một áp thấp nhiệt đới đang hoạt động ở khu vực phía Đông của Philippines. Dự báo áp thấp nhiệt đới này có khả năng mạnh lên thành bão và khoảng ngày 16 - 17/10 di chuyển vào biển Đông, khả năng cao trở thành cơn bão số 6.

Về trận lụt vừa xảy ra tại thành phố Đà Nẵng, ông Nguyễn Văn Hưởng cho biết: Mưa lớn đã làm ngập sâu trên diện rộng ở nhiều khu vực của Thành phố Đà Nẵng, đặc biệt là các quận, huyện: Hòa Vang, Liên Chiểu, Thanh Khê, Hải Châu, Cẩm Lệ, Ngũ Hành Sơn.

Theo số liệu quan trắc, lượng mưa từ 19 giờ ngày 13/10 tới 7 giờ sáng ngày 15/10 tại Quảng Trị phổ biến 100-300mm, Thừa Thiên Huế phổ biến 250-550mm, Đà Nẵng phổ biến 550-600mm, Quảng Nam phổ biến 100-400mm.

Riêng tại thành phố Đà Nẵng, mưa tập trung chính trong thời gian từ 01 giờ ngày 14/10 đến 01 giờ ngày 15/10, một số nới có mưa rất lớn như: Trạm Đà Nẵng 697.6mm, Suối Đá 775.2mm.

Lượng mưa lớn tập trung trong thời đoạn ngắn: Lượng mưa 1 giờ lớn nhất: 150.2mm (từ 19h-20h/14/10/2022); Lượng mưa 3 giờ lớn nhất: 406.6mm (từ 18-21h/14/10/2022); Lượng mưa 6 giờ lớn nhất: 567.8mm (từ 15-21h/14/10/2022); Mưa lớn đã làm ngập sâu trên diện rộng ở nhiều khu vực của Thành phố Đà Nẵng, đặc biệt là các Quận/huyện: Hòa Vang, Liên Chiểu, Thanh Khê, Hải Châu, Cẩm Lệ, Ngũ Hành Sơn.

Theo ông Hưởng, có 5 nguyên nhân chính gây ngập khu vực Thành phố Đà Nẵng, cụ thể:

Thứ nhất là tác động hình thế mưa điển hình ở miền Trung, tổ hợp đa thiên tai kết hợp của áp thấp nhiệt đới, không khí lạnh, dải hội tụ nhiệt đới và gió đông.

Thứ 2, đặc điểm địa hình chắn gió ở miền trung rất dễ gây mưa lớn khi có ảnh hưởng của không khí lạnh. Thứ 3, mưa xảy ra trong thời đoạn ngắn với cường suất lớn. Thống kê ban đầu cho thấy lượng mưa trong 6 tiếng đồng hồ lên đến trên 500mm là rất lớn. Thứ 4, trong tối và đêm 14/10, triều cường tại khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Phú Yên, trong đó có thành phố Đà Nẵng ở mức cao đã làm chậm quá trình thoát lũ.

Thứ 5, thông thường tháng 10 và tháng 11 là thời kỳ khu vực miền Trung có mưa lớn nhất trong năm. Năm nay cơ quan Khí tượng thủy văn đã dự báo có ảnh hưởng của hiện tượng La Nina, không khí lạnh hoạt động sớm nên mưa lũ khả năng sẽ lớn hơn năm bình thường.

Đối với đợt mưa này, cơ quan Khí tượng thủy văn cũng đã có cảnh báo rất sớm với lượng mưa phổ biển 200-500mm, cục bộ có nơi trên 800mm ở Trung Bộ.

Theo dự báo, từ ngày 15/10 đến hết ngày 16/10, ở khu vực từ phía Nam Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có mưa vừa, mưa to và dông; riêng khu vực từ Quảng Trị đến Thừa Thiên Huế có mưa to. Khu vực phía Nam Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế lượng mưa 70-150mm, có nơi trên 200mm. Khu vực Đà Nẵng đến Quảng Ngãi lượng mưa 50-100mm, có nơi trên 120mm. Từ ngày 17/10 trở đi mưa các tỉnh miền Trung giảm nhanh.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

gegre
fegre
regre
rgtrt

Dạy học linh hoạt, phù hợp ới các trường thiệt hại do bão lũ

Ngày 19/9/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành văn bản số 5561/BGDĐT-GDTrH về việc tổ chức dạy học đối với các trường bị thiệt hại do bão lũ gửi các sở giáo dục và đào tạo.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ Cuba

Chiều 19/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp Đại sứ Cuba tại Việt Nam Orlando Nicolás Hernández Guillén.

Myanmar: Hơn 100 người bị ngộ độc sau khi tiêu thụ thực phẩm cứu trợ lũ lụt

Hơn 100 người dân tại làng Chaungchar thuộc thị trấn Tatkon của Nay Pyi Taw, Myanmar đã phải nhập viện do ngộ độc thực phẩm cứu trợ sau lũ lụt.

Công điện của Thủ tướng về việc chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.

Nhật Bản: Bão Pulasan sắp đổ bộ vào khu vực đảo chính Okinawa

Cơ quan thời tiết Nhật Bản cho biết cơn bão nhiệt đới lớn Pulasan dự kiến sẽ tiến gần nhất đến đảo chính của tỉnh Okinawa, phía Tây Nam nước này vào tối 18/9.

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo ứng phó áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão

Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, dự báo bão có khả năng đổi hướng, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10km; cường độ ít thay đổi.