moitruongplus Ông Dương Đức Tuấn- Phó Chủ tịch Hà Nội đề nghị các quận, huyện, thị xã chủ động xây dựng các phương án phòng chống dịch theo hướng nới lỏng từng bước sau 21/9.

Chiều 19/9, chủ trì giao ban trực tuyến giữa Sở Chỉ huy công tác phòng, chống COVID-19 của thành phố với Sở Chỉ huy các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn, Phó Chỉ huy trưởng Sở Chỉ huy công tác phòng, chống dịch COVID-19 đề nghị các quận, huyện, thị xã chủ động các phương án phòng, chống dịch sau ngày 21/9.

Thành phố sẽ không chia 3 phân vùng

"Sau ngày 21/9, thành phố Hà Nội sẽ xây dựng phương án, biện pháp phòng, chống dịch phù hợp, khả thi theo hướng nới lỏng từng bước để bảo đảm an toàn phòng, chống dịch. Thành phố sẽ giao các quận, huyện chủ động xem xét, quyết định phê duyệt phương án phòng, chống dịch ở địa phương", Phó Chủ tịch UBND thành phố cho hay.

Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn phát biểu tại cuộc họp. (Ảnh:Internet).

Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố, dự kiến sau 21/9, thành phố Hà Nội sẽ không chia 3 phân vùng, nơi nào nguy cơ rất cao, có ca F0 sẽ trở thành "điểm đỏ" khoanh vùng với quy mô hẹp. "Điểm đỏ" áp dụng theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, khu vực xuất hiện F0 và các gia đình lân cạnh phải phong tỏa, cách ly y tế. Khu vực lân cận là "vùng vàng", còn lại là xanh.

Việc kiểm soát dịch được thực hiện theo tinh thần thu hẹp tối đa "vùng đỏ". Bên cạnh việc nới lỏng, thành phố tiếp tục duy trì 23 chốt kiểm soát tại cửa ngõ Thủ đô. Hà Nội sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ để làm việc với các tỉnh, thành phố lân cận về việc phối hợp quản lý người ra, vào thành phố.

Phó Chủ tịch UBND thành phố cũng lưu ý về nguy cơ xâm nhập dịch từ các địa phương về Hà Nội qua đường bộ, đường thủy, đường hàng không; lộ trình, phương án cho học sinh, sinh viên trở lại trường học học tập; quản lý việc ra, vào địa bàn, học sinh, sinh viên, người lao động trên địa bàn Thủ đô; phương án phòng, chống dịch tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, làng nghề; tiếp tục nghiên cứu việc đi lại của người dân; xét nghiệm tầm soát tại các khu vực nguy cơ cao và nguy cơ rất cao, chú ý phương án tổ chức sản xuất trở lại an toàn.

"Sau ngày 21/9, thành phố dự kiến sẽ cơ bản cho các công trình xây dựng hoạt động trở lại với các điều kiện cụ thể để đảm bảo an toàn, vì thế phải chủ động các phương án phòng, chống dịch. Các khu vực 'điểm đỏ' sẽ không được xây dựng hoặc đang triển khai xây dựng mà có F0 thì phải dừng", Phó Chủ tịch UBND thành phố nhấn mạnh.

Đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine, đặc biệt là mũi 2

Báo cáo của Sở Y tế tại cuộc họp cho thấy, trong ngày 19.9 (tính đến 14 giờ), Hà Nội ghi nhận 14 ca mắc COVID-19, trong đó, có 12 ca tại khu vực cách ly, 2 ca tại khu vực phong tỏa. Lũy tích đến nay, thành phố ghi nhận 4.179 ca, trong đó, có 1.311 ca cộng đồng. Hiện nay, Thành phố còn 44 điểm đang phong tỏa; 1.025 bệnh nhân đang điều trị.

Về công tác xét nghiệm, trong ngày 19/9, Thành phố lấy 4.711 mẫu, phát hiện 14 ca dương tính. Công tác tiêm vaccine tiếp tục được triển khai, lũy kế đến nay đã tiêm 5.671.478 mũi, đạt 94,2% người trên 18 tuổi được tiêm mũi 1 và chiếm 67,9% tổng dân số.

Những ngày tới, lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội đề nghị các quận, huyện, thị xã tiếp tục tăng cường kiểm tra việc chấp hành quy định phòng chống dịch ở các cơ sở kinh doanh; đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine, đặc biệt là mũi 2; tiếp tục xét nghiệm nhất là đối với những người có triệu chứng ho, sốt, khó thở…; khẩn trương xây dựng trạm y tế lưu động.

Việc kiểm soát dịch được thực hiện theo tinh thần thu hẹp tối đa "vùng đỏ". Thành phố tiếp tục duy trì 23 chốt kiểm soát tại cửa ngõ Thủ đô.(Ảnh:Internet).

Tại cuộc họp, đại diện quận Long Biên cho biết, liên quan đến ổ dịch tại Tổ 4, phường Việt Hưng, tính từ 18/9 đến nay, ghi nhận tổng số 12 trường hợp F0. Đến nay, quận đã cho rà soát lại toàn bộ các khu vực có các trường hợp liên quan đến F0, tiến hành khoanh vùng, phun khử khuẩn; lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc cho khoảng hơn 4.000 người tại khu vực này và dự kiến ngày 20.9 sẽ có kết quả.

Đối với ổ dịch tại ngõ 328, 330 đường Nguyễn Trãi, lãnh đạo quận Thanh Xuân báo cáo tình hình đã được kiểm soát. Hiện, quận đang tiếp tục lấy mẫu 2-3 ngày/lần đối với hơn 100 người già, người có bệnh lý không di chuyển cách ly tập trung được; đồng thời, tiến hành phun khử khuẩn, mời các chuyên gia dịch tễ về đánh giá độ an toàn... Quận đang xây dựng kế hoạch, dự kiến báo cáo thành phố để ngày 28/9 đón hơn 1.000 dân đang cách ly tập trung tại Thạch Thất về.

Tại cuộc họp, đại diện Sở Công Thương cho biết, việc cung ứng hàng hoá trên địa bàn TP tính đến ngày 19/9 ổn định và các quận, huyện chủ động đảm bảo đầy đủ hàng hoá thiết yếu cho các khu vực phong toả, cách ly y tế. Các nguồn hàng tại các hệ thống phân phối, siêu thị dồi dào, không có hiện tượng tăng giá đột biến.

Luỹ kế đến thời điểm này, toàn TP có 38/449 chợ kinh doanh thực phẩm, 8/1.800 cửa hàng tiện ích dừng hoạt động, 18 điểm siêu thị không đồng và 73 điểm bán hàng lưu động. Hiện nay có 70.120 nhân khẩu bị cách ly tại nơi cú trú và đều được các địa phương cung cấp lương thực, thực phẩm.

Về lĩnh vực công nghiệp, các Cụm công nghiệp vẫn đang sản xuất theo hướng đảm bảo an toàn đến đâu tổ chức sản xuất đến đó. Còn trong thực hiện kế hoạch phục hồi, thúc đẩy kinh tế và xây dựng phương án đảm bảo an toàn trong lĩnh vực công thương sau 21/9, Sở đang trình TP phương án về thực hiện kế hoạch phục hồi, thúc đẩy kinh tế. Sở đang góp ý với Công an TP xây dựng phương án kiểm soát việc phương tiện ra vào TP./.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

gegre
fegre
regre
rgtrt

Dạy học linh hoạt, phù hợp ới các trường thiệt hại do bão lũ

Ngày 19/9/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành văn bản số 5561/BGDĐT-GDTrH về việc tổ chức dạy học đối với các trường bị thiệt hại do bão lũ gửi các sở giáo dục và đào tạo.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ Cuba

Chiều 19/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp Đại sứ Cuba tại Việt Nam Orlando Nicolás Hernández Guillén.

Myanmar: Hơn 100 người bị ngộ độc sau khi tiêu thụ thực phẩm cứu trợ lũ lụt

Hơn 100 người dân tại làng Chaungchar thuộc thị trấn Tatkon của Nay Pyi Taw, Myanmar đã phải nhập viện do ngộ độc thực phẩm cứu trợ sau lũ lụt.

Công điện của Thủ tướng về việc chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.

Nhật Bản: Bão Pulasan sắp đổ bộ vào khu vực đảo chính Okinawa

Cơ quan thời tiết Nhật Bản cho biết cơn bão nhiệt đới lớn Pulasan dự kiến sẽ tiến gần nhất đến đảo chính của tỉnh Okinawa, phía Tây Nam nước này vào tối 18/9.

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo ứng phó áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão

Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, dự báo bão có khả năng đổi hướng, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10km; cường độ ít thay đổi.