moitruongplus Mỗi ngày đón tiếp một lượng lớn khách hàng đến thăm khám và điều trị, nhưng ít ai biết Bệnh viện mắt Hồng Sơn là công trình xây dựng sai phép, phá vỡ quy hoạch đô thị và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cháy nổ.

Ngày 22/10/2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Công điện số 991/CĐ-TTg về việc tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng và phòng cháy, chữa cháy đối với nhà ở riêng lẻ có nhiều tầng, nhiều căn hộ.


Công trình Bệnh viện mắt Hồng Sơn được cho là xây dựng sai phép, phá vỡ quy hoạch đô thị và tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ rất lớn khi bị biển quảng cáo phủ kín.

Để kịp thời xử lý vi phạm, khắc phục những tồn tại, hạn chế, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ có nhiều tầng, nhiều căn hộ, bảo đảm an toàn sử dụng, bảo vệ tài sản, sức khỏe và tính mạng của Nhân dân, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương rà soát, đánh giá toàn bộ các công trình nhà ở riêng lẻ có nhiều tầng, nhiều căn hộ ở đã đưa vào sử dụng trên địa bàn để phát hiện các vi phạm về trật tự xây dựng, đặc biệt là vi phạm về chuyển đổi công năng nhà ở, vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy để xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. 

Gần đây, toà soạn Môi trường và Đô thị Việt Nam liên tục nhận được phản ánh của người dân phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai (TP Hà Nội) về công trình Bệnh viện mắt Hồng Sơn có địa chỉ tại 709 đường Giải Phóng có dấu hiệu xây dựng sai phép, gây ảnh hưởng đến quy hoạch đô thị, tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy nổ.

Bà N.T.H - người dân sống gần Bệnh viện này cho biết: Theo quy hoạch chung về xây dựng tại khu vực này thì không được xây công trình cao tầng ‘hoành tráng’ như vậy,  tôi nghĩ họ đã xây dựng sai phép từ tầng 5 trở lên. Hàng ngày bệnh nhân và người nhà đến bệnh viện để thăm khám, điều trị rất đông, đặc biệt vào những ngày cuối tuần thì lượng khách đến đây chật kín.


Không gian chật chội tại tầng 1 của Bệnh viện mắt Hồng Sơn được để nhiều xe máy, ô tô tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cháy nổ

Nhiều phương tiện là xe ô tô, xe máy ra vào và đỗ tràn ra ngoài đường gây cản trở giao thông và ảnh hưởng đến an ninh trật tự, phía bên trong bệnh viện luôn có lượng lớn xe máy xếp hàng tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ rất lớn.

Để làm rõ thông tin, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam đã có mặt tại số nhà 709 đường Giải Phóng để ghi nhận thực tế. Theo quan sát, hiện trạng công trình toà nhà Bệnh viện mắt Hồng Sơn được xây dựng 7 tầng, 1 tầng lửng, 1 tum, mật độ xây dựng là 100%. Đáng chú ý, mặt tiền phía đường Giải Phóng chủ đầu tư đã sử dụng hệ thống biển quảng cáo che kín toàn bộ công trình, nếu chỉ nhìn bề ngoài thì không biết công trình này xây bao nhiêu tầng, và đây cũng là một ‘vấn đề’ nếu không may cháy nổ xảy ra thì nguy cơ mất an toàn càng lớn.

Liên quan đến giấy phép xây dựng của công trình Bệnh viện mắt Hồng Sơn, PV đã có buổi làm việc với ông Nguyễn Đức Chính, Phó Chủ tịch UBND phường Giáp Bát và được thông tin: Bệnh viện này trước kia như nào thì không biết, vì phường cũng chưa kiểm tra. Còn theo quy hoạch ở đây thì không khống chế xây dựng, xin phép bao nhiêu thì được xây dựng bấy nhiêu, trừ khi bị vào các vị trí quy hoạch. Công trình này xây dựng từ lâu rồi và anh không lưu trữ hồ sơ xây dựng, và vị trí quy hoạch và điều kiện, thẩm quyền được cấp phép thay đổi theo thời gian rất nhiều.

Khi được hỏi về hồ sơ phòng cháy chữa cháy vị này khẳng định, công trình này đã có phòng cháy chữa cháy rồi, nhưng đơn vị quản lý theo phân cấp là Công an quận Hoàng Mai quản lý.


Cầu thang dẫn lên tầng 7 của toà nhà được cho là xây dựng sai phép, và mới hoàn thiện đưa vào sử dụng.

Để thông tin khách quan, PV đã có buổi làm việc trực tiếp với một đại diện của Bệnh viện mắt Hồng Sơn và được vị này biết: Chủ sở hữu của căn nhà này là anh S, hiện nay Bệnh viện mắt Hồng Sơn đang thuê lại để hoạt động. Đến nay, Bệnh viện mới đi vào hoạt động được 3 năm, chúng tôi thuê công trình nguyên trạng và không có sửa chữa hay cơi nới gì cả. 

Trả lời câu hỏi về việc công trình có dấu hiệu xây dựng không đúng quy hoạch trong khu vực, vị này thừa nhận: Chỉ giới đường đỏ của khu này chỉ được phép xây dựng 4 tầng, 1 lửng, 1 tum.

Thông tin về hồ sơ thẩm duyệt phòng cháy, chữa cháy của công trình, vị đại diện Bệnh viện khẳng định: Bên anh đầy đủ phòng cháy, chữa cháy, có thang thoát hiểm và cửa thoát hiểm. Nếu em muốn xem giấy tờ em có thể lên Đội Cảnh sát PCCC quận Hoàng Mai làm việc(?).

Khi PV đề nghị được tiếp cận hồ sơ, giấy phép về môi trường của Bệnh viện, thay vì chủ động phối hợp cung cấp thông tin cho báo chí, vị này tiếp tục ‘đá bóng trách nhiệm’ sang cho cơ quan quản lý nhà nước. Cụ thể, người này đã cung cấp cho PV số điện thoại của một cán bộ đang công tác tại Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội để PV liên hệ lấy hồ sơ, lý do là vì người này phụ trách hồ sơ của bệnh viện?!

Để công trình Bệnh viên mắt Hồng Sơn (được cho là thuê lại - PV) có xây dựng sai phép, nguy cơ mất an toàn cháy nổ trong suốt thời gian dài hay không, thì trách nhiệm kiểm tra, giám sát và những hệ luỵ có thể xảy ra thuộc về cơ quan, tổ chức và cá nhân nào? Câu hỏi này, chúng tôi xin được gửi đến UBND quận Hoàng Mai, chính quyền phường Giáp Bát để có câu trả lời minh bạch trước công luận./

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

vffbbg
dfd
egr
dbgfbg

Đồng Nai: Nhà hàng Purli xây dựng trái phép giữa rừng cao su (Bài 2)

Sau phản ánh của Môi trường và Đô thị điện tử về Nhà hàng – hầm rượu Purli (ấp Trần Cao Vân, xã Bàu Hàm 2, huyện Thống Nhất) xây dựng trái phép, đến nay, một số công trình nhà dựng tạm, cơi nới tại đây đã được tháo dỡ.

Trâu Quỳ (Hà Nội): Cho thuê đất công làm kho bãi, đừng để ảnh hưởng đến môi trường

Dù là đất công, nhưng trên phố Thành Trung, thị trấn Trâu Quỳ nhiều năm nay tồn tại bãi tập kết xe, nhà kho vận chuyển hàng hóa nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường, PCCC

Đắk Lắk: Cần kiểm tra, xử lý bãi tập kết phế liệu ô nhiễm môi trường trong khu dân cư

Mặc dù bãi tập kết phế liệu chưa được chính quyền cấp cơ sở phê duyệt hay không có bất cứ giấy tờ nào về công tác bảo vệ môi trường. Nhưng cơ sở kinh doanh phế liệu trên địa bàn xã Hoà Phú – TP Buôn Ma Thuột lại tồn tại rất nhiều năm mà không bị xử lý.

Loạt bãi xe không phép “mọc” trên đất công ở quận Long Biên

Hàng nghìn m2 đất quy hoạch trên địa bàn phường Giang Biên (quận Long Biên, TP Hà Nội) bị "hô biến” thành bãi trông giữ xe ô tô không phép, gây nguy cơ mất an toàn cháy nổ, ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường đô thị.

Bắc Giang: Cần kiểm tra việc bán đất “kèm” mộ phần ở huyện Lục Nam (Bài 3)

Sau loạt bài phản ánh của Môi trường và Đô thị Việt Nam, ngày 15/4, Chủ tịch UBND huyện Lục Nam (tỉnh Bắc Giang) đã ra Quyết định thụ lý đơn tố cáo của công dân đối với lãnh đạo xã Yên Sơn.

Nghệ An: Chủ đầu tư Khu đô thị sinh thái Vinh Tân “biến” nhà BQL dự án thành nhà hàng? (Bài 2)

Hơn 1.300m2 được UBND tỉnh phê duyệt QH, thuê đất xây dựng nhà BQL dự án nhưng bị chủ đầu tư cho đơn vị khác thuê làm nhà hàng. Không chỉ cho thuê trái phép, sử dụng đất sai mục đích, hàng loạt hạng mục cũng được xây dựng không GP, vi phạm QH nghiêm trọng