moitruongplus Dự án xây dựng trụ sở Huyện uỷ - HĐND - UBND huyện Tiên Yên (tỉnh Quảng Ninh) có tổng mức đầu tư hơn 121 tỷ đồng đang bị ‘tố’ xử lý chất thải không đúng quy định, gây ảnh hưởng đến môi trường và chất lượng thi công hạ tầng một dự khác.

Theo tìm hiểu, Dự án Cải tạo, nâng cấp trụ sở Huyện uỷ - HĐND - UBND huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh có tổng mức đầu tư là 121.314.767.000 đồng (sau đây viết tắt là Dự án). Dự án do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng (QLDA ĐTXD) huyện Tiên Yên làm đại diện chủ đầu tư.

Đơn vị thi công gồm: Công ty Cổ phần Tư vấn và xây dựng Sa Vĩ, Công ty Cổ phần Tư vấn thiết kế đầu tư xây dựng và thương mại CIC, Công ty Cổ phần Thương mại và thiết bị điện Quảng Ninh, Công ty TNHH MTV Hoàng Minh Phát Quảng Ninh.  


Toàn cảnh lượng chất thải Dự án xây dựng trụ sở UBND huyện Tiên Yên sau khi ‘đổ tạm’ vào mặt bằng Dự án khu dân cư, thì xe chở đất san lấp dự án này đổ trùm lên và ngay sau đó máy xúc đã san phẳng tạo mặt bằng

Liên quan đến hoạt động thi công Dự án, phản ánh tới toà soạn Môi trường và Đô thị Việt Nam, người dân thị trấn Tiên Yên (huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh) bức xúc cho biết: Thời gian qua, từ sáng sớm đến tối muộn đoàn xe tải trọng lớn nối đuôi nhau chở chất thải của Dự án đến đổ, san lấp mặt bằng tại một dự án khác nằm giữa khu dân cư.

Quá trình vận chuyển chất thải, đoàn xe này không hề được che chắn khiến chất thải rơi vãi khắp mặt đường, gây bụi bẩn, ô nhiễm nặng nề làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt của các hộ dân sống quanh khu vực.

Đáng nói, tuyến đường phố nhỏ hẹp, bị hạn chế tải trọng nhưng đoàn xe có dấu hiệu quá tải trọng cho phép hoạt động rầm rộ gây ảnh hưởng đến hạ tầng giao thông, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông đô thị, nhưng không hề thấy bóng dáng lực lượng chức năng địa phương như Cảnh sát giao thông, Thanh tra giao thông kiểm tra, xử lý, gây bức xúc dư luận xã hội.






Sau khi xe chở chất thải của Dự án xây dựng trụ sở UBND huyện Tiên Yên ‘đổ tạm’ vào mặt bằng Dự án khu dân cư, thì xe của dự án này vận chuyển  đất san lấp từ nơi khác về đổ phủ lên và ngay sau đó máy xúc san ủi tạo mặt bằng. Ảnh cắt từ clip.

Để làm rõ sự việc, trong 2 ngày 11-12/10, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam có mặt tại khu vực thi công Dự án để ghi nhận sự việc. Theo đó, toàn bộ phần vật liệu thải bao gồm: bê tông khung, trần, gạch và các loại bê tông, chất thải khác của công trình trụ sở cũ UBND huyện Tiên Yên sau khi phả dỡ đã được băm nhỏ, toàn bộ khối lượng chất thải này được đơn vị thi công vận chuyển đến tập kết tại mặt bằng một dự án khác nằm cách đó chừng 600m, ngay sát khu dân cư (Dự án khu dân cư mới tại gói thầu 2 của Dự án Hạ tầng kỹ thuật vùng lõi huyện Tiên Yên).

Trước thực trạng này, nhiều ý kiến của người dân địa phương cho rằng việc xử lý chất thải Dự án như vậy là không đúng quy định, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, và nếu sử dụng chất thải này làm vật liệu san lấp mặt bằng Dự án khu dân cư kia thì sẽ không đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng hạ tầng dự án này.

Để làm rõ những băn khoăn, lo lắng trên của người dân địa phương, chiều ngày 11/10, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam đã có cuộc trao đổi trực tiếp với đại diện chủ đầu tư Dự án ngay tại điểm đổ thải trên. Lý giải về việc xử lý chất thải của Dự án, ông Nguyễn Duy Hàn – Phó giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Tiên Yên nói: Do mặt bằng thi công bờ kè phía sau UBND huyện chưa triển khai (theo kế hoạch sẽ tận dụng phần vật liệu thải của dự án Cải tạo, nâng cấp trụ sở Huyện uỷ - HĐND - UBND huyện để đổ vào công trình này) nên chúng tôi xin huyện cho đổ tạm thời về mặt bằng dự án này (gói thầu 2 - PV), sau đó sẽ bốc xúc đi sau.




Việc UBND huyện Tiên Yên chấp thuận cho ‘đổ tạm’ toàn bộ lượng chất thải dự án xây dựng trụ sở  huyện này vào mặt bằng đang thi công Dự án khu dân cư, đã và đang đặt các đơn vị liên quan vào ‘thế khó’ cho việc xử lý về sau?

Để thông tin khách quan, chính xác sự việc, sáng nay 12/10, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam đã có cuộc trao đổi nhanh qua điện thoại với ông Hoàng Văn Sinh - Chủ tịch UBND huyện Tiên Yên và được ông Sinh xác nhận, các anh cho gom (chất thải Dự án – PV) tạm ở đó thôi!

Việc người đứng đầu chính quyền huyện Tiên Yên, đại diện chủ đầu tư dự án cùng lý giải việc đổ thải vào mặt bằng Dự án khu dân cư trên chỉ là đổ tạm, và sau đó sẽ vận chuyển đi là không thuyết phục. Bởi lẽ, hiện nay Dự án khu dân cư này đang triển khai thi công san lấp mặt bằng rất rầm rộ, thì tại sao lại có diện tích đất trống để ‘chứa tạm’ chất thải của một dự án khác? Và điều đáng nói, nếu chỉ là đổ tạm thì sao không tạo rào chắn để khoanh vùng, tách biệt rõ khu vực đổ tạm chất thải với khu vực đang thi công san lấp mặt bằng của dự này.




Đoàn xe tải trọng lớn có dấu hiệu quá tải khi vận chuyển chất thải Dự án xây dựng trụ sở UBND huyện Tiên Yên nhưng không hề được che chắn, khiến chất thải rơi vãi khắp mặt đường, gây ô nhiễm bụi bẩn, ảnh hưởng đến hạ tầng giao thông đô thị.

Mặt khác, với những hình ảnh và diễn biến thực tế đã và đang diễn ra tại mặt bằng thi công Dự án khu dân cư trên, càng cho thấy lời giải thích của Chủ tịch UBND huyện Tiên Yên và chủ đầu tư dự án càng không thuyết phục. Bởi lý do sau, để san lấp mặt bằng Dự án khu dân cư, nhà thầu phải vận chuyển nguồn đất dư thừa tại Dự án xây dựng Nghĩa trang trung tâm huyện Tiên Yên - giai đoạn 2 cách đó khoảng 4km về thi công san lấp, và khối lượng đất vận chuyển về đây đã đổ trùm lên toàn bộ lượng chất thải của Dự án xây trụ sở huyện Tiên Yên đang ‘đổ tạm’ trên mặt bằng dự án này?!

Và câu hỏi đặt ra, nếu sau này bố trí được điểm đổ thải của Dự án xây trụ sở huyện Tiên Yên thì Chủ tịch UBND huyện, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Tiên Yên sẽ chỉ đạo nhà thầu sử dụng biện pháp nào để bóc tách, phân loại giữa chất thải của Dự án với lượng đất san lấp Dự án khu dân cư kia khi đã được đổ lẫn lộn vào nhau, trước khi vận chuyển đến điểm đổ thải khác?! Nhiều ý kiến của người dân cho rằng, điều này là bất khả thi và UBND huyện Tiên Yên có đặt đại diện chủ đầu tư, nhà thầu thi công Dự án vào thế khó khi đồng ý phương án ‘đổ tạm’ chất thải của dự án hay không?!

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

vffbbg
dfd
egr
dbgfbg

Đồng Nai: Nhà hàng Purli xây dựng trái phép giữa rừng cao su (Bài 2)

Sau phản ánh của Môi trường và Đô thị điện tử về Nhà hàng – hầm rượu Purli (ấp Trần Cao Vân, xã Bàu Hàm 2, huyện Thống Nhất) xây dựng trái phép, đến nay, một số công trình nhà dựng tạm, cơi nới tại đây đã được tháo dỡ.

Trâu Quỳ (Hà Nội): Cho thuê đất công làm kho bãi, đừng để ảnh hưởng đến môi trường

Dù là đất công, nhưng trên phố Thành Trung, thị trấn Trâu Quỳ nhiều năm nay tồn tại bãi tập kết xe, nhà kho vận chuyển hàng hóa nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường, PCCC

Đắk Lắk: Cần kiểm tra, xử lý bãi tập kết phế liệu ô nhiễm môi trường trong khu dân cư

Mặc dù bãi tập kết phế liệu chưa được chính quyền cấp cơ sở phê duyệt hay không có bất cứ giấy tờ nào về công tác bảo vệ môi trường. Nhưng cơ sở kinh doanh phế liệu trên địa bàn xã Hoà Phú – TP Buôn Ma Thuột lại tồn tại rất nhiều năm mà không bị xử lý.

Loạt bãi xe không phép “mọc” trên đất công ở quận Long Biên

Hàng nghìn m2 đất quy hoạch trên địa bàn phường Giang Biên (quận Long Biên, TP Hà Nội) bị "hô biến” thành bãi trông giữ xe ô tô không phép, gây nguy cơ mất an toàn cháy nổ, ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường đô thị.

Bắc Giang: Cần kiểm tra việc bán đất “kèm” mộ phần ở huyện Lục Nam (Bài 3)

Sau loạt bài phản ánh của Môi trường và Đô thị Việt Nam, ngày 15/4, Chủ tịch UBND huyện Lục Nam (tỉnh Bắc Giang) đã ra Quyết định thụ lý đơn tố cáo của công dân đối với lãnh đạo xã Yên Sơn.

Nghệ An: Chủ đầu tư Khu đô thị sinh thái Vinh Tân “biến” nhà BQL dự án thành nhà hàng? (Bài 2)

Hơn 1.300m2 được UBND tỉnh phê duyệt QH, thuê đất xây dựng nhà BQL dự án nhưng bị chủ đầu tư cho đơn vị khác thuê làm nhà hàng. Không chỉ cho thuê trái phép, sử dụng đất sai mục đích, hàng loạt hạng mục cũng được xây dựng không GP, vi phạm QH nghiêm trọng