moitruongplus Vụ biệt thự "khủng” ngang nhiên mọc trên đất nông nghiệp nằm ngay tại tổ 45 - 46, khu phố Vườn Dừa, phường Phước Tân, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đang gây xôn xao dư luận, liệu chính quyền có hay biết?

Theo ghi nhận thực tế của phóng viên, tại đây xuất hiện một căn biệt thự bề thế có hành lang, khuôn viên rộng lớn. Mặc dù có mục đích sử dụng là đất trồng cây hàng cây năm, nhưng cá nhân vẫn xây dựng và đưa vào sử dụng công trình dạng biệt thự quy mô trên khuôn viên hàng nghìn mét vuông. Điều đáng nói, xung quanh đều là những nhà dân được xây tạm, mái tôn nên khiến dư luận không khỏi thắc mắc về tính pháp lý của căn biệt thự này.

Thông tin từ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai, thửa đất số 9 tờ số 60, phường Phước Tân có diện tích 1.087 m2, hiện đang có mục đích sử dụng là đất trồng cây hàng năm khác, thời hạn đến 01/02/2032. Thửa đất này có Giấy chứng nhận số BH831832, ngày 22/6/2012, có nguồn gốc được công nhận quyền sử dụng đất như giao đất không thu tiền sử dụng đất.


Xung quanh căn biệt thự bề thế chủ yếu là những căn nhà xây tạm, lợp mái tôn.

Theo Quyết định công bố quy hoạch số 89/QĐ-UBND ngày 11/1/2022 của UBND tỉnh Đồng Nai về phê duyệt kế hoạch sử dụng đất đến năm 2030 thì thửa đất trên được hoạch 818,8 m2 là Đất giao thông (DGT), 261,3 m2 là Đất vui chơi giải trí công cộng (DKV) và chỉ 6,9 m2 là Đất ở tại đô thị (ODT).

Trước đó, toà soạn Đô thị và Môi trường Việt Nam cũng đã có bài phản ánh một biệt thự được xây dựng trên đất công nghiệp tại phường Phước Tân "Biên Hoà: Cần kiểm tra tính pháp lý biệt thự khủng "mọc” trên đất công nghiệp?”.

Điểm chung của 2 công trình này đều là dạng biệt thự được xây dựng kiên cố trên mảnh đất nông nghiệp, phá vỡ quy hoạch đô thị địa phương. Các căn biệt thự này lại ngang nhiên được xây dựng trong khu công nghiệp, không phải là đất ở. Phải chăng các căn biệt thự này được các cơ quan chức năng cấp phép xây dựng? Nếu được cấp phép thì cơ quan nào cấp phép? Nếu không thì một căn biệt thự được xây dựng kiên cố và đưa vào sử dụng nhiều năm nhưng tại sao chính quyền không hay biết, xử lý?

Tình trạng xây dựng sai quy hoạch có diễn biến phức tạp với những công trình đã được xây dựng và đưa vào sử dụng sai mục đích nhiều năm nay chưa bị cưỡng chế tháo dỡ, ngang nghiên tồn tại bất chấp những quy định của pháp luật hiện hành, không đảm bảo an toàn, đúng theo quy định của pháp luật phù hợp với kế hoạch sử dụng đất của địa phương. Người dân tự ý thay đổi mục đích sử dụng đất rồi xây dựng công trình không phép diễn ra trong một thời gian dài, không được xử lý dứt điểm đã ảnh hưởng đến công tác quản lý đất đai tại địa phương.




Căn biệt thự khủng ngang nhiên mọc trên đất nông nghiệp trở thành vấn đề xôn xao dư luận nhưng vẫn chưa được chính quyền địa phương xử lý dứt điểm

Trao đổi với ông Lê Kim Hường, Chủ tịch UBND phường Phước Tân, ông Hương cho biết, sai phạm liên quan đến xây dựng trái phép, cũng như là ô nhiễm tại khu công nghiệp trên địa bàn phường Phước Tân thì anh em báo chí cứ phản ánh một loạt đi rồi là UBND TP chỉ đạo rồi chúng tôi sẽ xử lý luôn một thể.

Được biết, ông Hường mới giữ chức Chủ tịch UBND phường Phước Tân nửa năm trở lại đây. Những sai phạm trên địa bàn phường chủ yếu từ các nhiệm kỳ trước, nên khi có phản ánh từ báo chí phải kiểm tra rồi mới có thể phản hồi, cung cấp thông tin báo chí.

Theo khoản 5, Điều 15 - Nghị định 139/2017 quy định chi tiết, cụ thể về việc xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng có nêu rõ, nếu không có giấy phép xây dựng, sẽ bị phạt từ 10 - 50 triệu đồng.  Tại điểm d, khoản 12, Điều 15 nghị định này cũng hình phạt bổ sung: Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng xây dựng không phép.

Bên cạnh đó, Nghị định cũng quy định rõ trách nhiệm, thẩm quyền của UBND cấp xã, huyện, tỉnh trong việc quản lý hoạt động xây dựng. Trong đó, vai trò của UBND cấp huyện và xã là vô cùng quan trọng. Theo đó, UBND cấp huyện, xã phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn theo phân cấp, ủy quyền của UBND cấp tỉnh; Tổ chức thực hiện việc theo dõi, kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý hoặc kiến nghị xử lý kịp thời khi phát sinh vi phạm trên địa bàn; thực hiện cưỡng chế công trình vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

vffbbg
dfd
egr
dbgfbg

Đồng Nai: Nhà hàng Purli xây dựng trái phép giữa rừng cao su (Bài 2)

Sau phản ánh của Môi trường và Đô thị điện tử về Nhà hàng – hầm rượu Purli (ấp Trần Cao Vân, xã Bàu Hàm 2, huyện Thống Nhất) xây dựng trái phép, đến nay, một số công trình nhà dựng tạm, cơi nới tại đây đã được tháo dỡ.

Trâu Quỳ (Hà Nội): Cho thuê đất công làm kho bãi, đừng để ảnh hưởng đến môi trường

Dù là đất công, nhưng trên phố Thành Trung, thị trấn Trâu Quỳ nhiều năm nay tồn tại bãi tập kết xe, nhà kho vận chuyển hàng hóa nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường, PCCC

Đắk Lắk: Cần kiểm tra, xử lý bãi tập kết phế liệu ô nhiễm môi trường trong khu dân cư

Mặc dù bãi tập kết phế liệu chưa được chính quyền cấp cơ sở phê duyệt hay không có bất cứ giấy tờ nào về công tác bảo vệ môi trường. Nhưng cơ sở kinh doanh phế liệu trên địa bàn xã Hoà Phú – TP Buôn Ma Thuột lại tồn tại rất nhiều năm mà không bị xử lý.

Loạt bãi xe không phép “mọc” trên đất công ở quận Long Biên

Hàng nghìn m2 đất quy hoạch trên địa bàn phường Giang Biên (quận Long Biên, TP Hà Nội) bị "hô biến” thành bãi trông giữ xe ô tô không phép, gây nguy cơ mất an toàn cháy nổ, ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường đô thị.

Bắc Giang: Cần kiểm tra việc bán đất “kèm” mộ phần ở huyện Lục Nam (Bài 3)

Sau loạt bài phản ánh của Môi trường và Đô thị Việt Nam, ngày 15/4, Chủ tịch UBND huyện Lục Nam (tỉnh Bắc Giang) đã ra Quyết định thụ lý đơn tố cáo của công dân đối với lãnh đạo xã Yên Sơn.

Nghệ An: Chủ đầu tư Khu đô thị sinh thái Vinh Tân “biến” nhà BQL dự án thành nhà hàng? (Bài 2)

Hơn 1.300m2 được UBND tỉnh phê duyệt QH, thuê đất xây dựng nhà BQL dự án nhưng bị chủ đầu tư cho đơn vị khác thuê làm nhà hàng. Không chỉ cho thuê trái phép, sử dụng đất sai mục đích, hàng loạt hạng mục cũng được xây dựng không GP, vi phạm QH nghiêm trọng