moitruongplus Sau loạt bài phản ánh của Môi trường và Đô thị Việt Nam, hàng loạt công trình, biệt thự ‘khủng’ biến tướng trên đất dự án chăn nuôi ở xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm đã bị phá dỡ.

Hôm nay (ngày 19/4), theo ghi nhận của PV Môi trường và Đô thị Việt Nam, hàng loạt công trình, biệt thự ‘mọc’ trái phép trên đất dự án chăn nuôi của Hợp tác xã chăn nuôi dịch vụ an toàn Siêu Việt đã được phá dỡ hoàn toàn.




Loạt công trình tại dự án trước và sau khi bị phá dỡ

Có thể thấy, để hoàn thành việc cưỡng chế những công trình, biệt thự xây dựng trái phép này cho thấy các cấp chính quyền tỉnh Hưng Yên, huyện Văn Lâm đã cầu thị, tiếp thu ý kiến phản ánh của người dân và báo chí. Việc làm này đã phần nào lấy lại được niềm tin trong nhân dân, thể hiện sự thượng tôn pháp luật.








Loạt công trình, biệt thự ‘mọc’ trái phép trên đất dự án chăn nuôi của Hợp tác xã chăn nuôi dịch vụ an toàn Siêu Việt trước và sau khi phá dỡ.

Trước đó, UBND huyện Văn Lâm đã ban hành loạt văn bản liên quan đến việc cưỡng chế các công trình sai phạm của Hợp tác xã chăn nuôi dịch vụ an toàn Siêu Việt.

Cụ thể, ngày 28/3, UBND huyện Văn Lâm ra văn bản số 283/UBND-TNMT giao các đơn vị: Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Kinh tế và Hạ tầng, Phòng Tài chính và kế hoạch, Công an huyện, Phòng Tư pháp, Thanh tra huyện, các phòng, ban ngành đoàn thể của huyện và UBND xã Lạc Đạo tham mưu triển khai thực hiện cưỡng chế khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính của Hợp tác xã chăn nuôi dịch vụ an toàn Siêu Việt.

Tiếp đó, ngày 31/3/2023, UBND huyện Văn Lâm đã ban hành Quyết định số 374/QĐ-UBND về việc thành lập Ban cưỡng chế do ông Đỗ Hoàng Tùng – Phó Chủ tịch UBND huyện là Trưởng ban; Tổ công tác giúp việc Ban cưỡng chế do ông Đỗ Thế Toàn – Phó trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện làm Tổ trưởng, thực hiện quyết định cưỡng chế buộc thưc hiện biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính của Hợp tác xã chăn nuôi dịch vụ an toàn Siêu Việt, tại xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm.


Hình ảnh các công trình, biệt thự ‘mọc’ trái phép trên đất dự án chăn nuôi của Hợp tác xã chăn nuôi dịch vụ an toàn Siêu Việt trước khi bị cưỡng chế. 

Liên quan đến sai phạm tại dự án, Môi trường và Đô thị Việt Nam đã đăng tải loạt bài viết "Hưng Yên: Biến tướng đất dự án chăn nuôi thành khu biệt thự "khủng” (https://www.moitruongvadothi.vn/hung-yen-bien-tuong-dat-du-an-chan-nuoi-thanh-khu-biet-thu-khung-a124580.html), và bài "Hưng Yên: Hô biến đất dự án chăn nuôi thành biệt thự khủng – Trách nhiệm của chính quyền đến đâu? (https://www.moitruongvadothi.vn/hung-yen-ho-bien-dat-du-an-chan-nuoi-thanh-biet-thu-khung-trach-nhiem-cua-chinh-quyen-den-dau-a124866.html). Nội dung bài viết phản ánh việc, hơn 33.000m2 đất nông nghiệp ở xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm để thực hiện Dự án chăn nuôi dịch vụ an toàn theo tiêu chuẩn VietGap nay đã bị biến tướng thành các công trình, khu biệt thự trái phép gây hệ luỵ tiêu cực đến môi trường, phá vỡ mặt bằng đất canh tác, gây bức xúc dư luận.

Đáng chú ý, người dân xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm còn rất bất bình trước việc quy hoạch, xây dựng dự án chăn nuôi hoành tráng ngay giữa khu dân cư - trường học, gây nguy cơ ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân và học sinh, chi tiết tại bài "Hưng Yên: Tại sao quy hoạch dự án chăn nuôi giữa khu dân cư, trường học?” (https://www.moitruongvadothi.vn/hung-yen-tai-sao-quy-hoach-du-an-chan-nuoi-giua-khu-dan-cu-truong-hoc-a125492.html).

Từ nội dung phản ánh tại các bài báo trên, ngày 22/3/2023, Chủ tịch UBND huyện Văn Lâm ký Quyết định số 1252/QĐ-CCXP về việc cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính Hợp tác xã chăn nuôi dịch vụ an toàn Siêu Việt.

Để hàng loạt công trình, biệt thự hoành tráng bị phá dỡ đã gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của người dân, doanh nghiệp và của xã hội, vậy ai là người sẽ phải chịu trách nhiệm sẽ được Môi trường và Đô thị Việt Nam phản ánh trong các bài báo sau.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

vffbbg
dfd
egr
dbgfbg

Đồng Nai: Nhà hàng Purli xây dựng trái phép giữa rừng cao su (Bài 2)

Sau phản ánh của Môi trường và Đô thị điện tử về Nhà hàng – hầm rượu Purli (ấp Trần Cao Vân, xã Bàu Hàm 2, huyện Thống Nhất) xây dựng trái phép, đến nay, một số công trình nhà dựng tạm, cơi nới tại đây đã được tháo dỡ.

Trâu Quỳ (Hà Nội): Cho thuê đất công làm kho bãi, đừng để ảnh hưởng đến môi trường

Dù là đất công, nhưng trên phố Thành Trung, thị trấn Trâu Quỳ nhiều năm nay tồn tại bãi tập kết xe, nhà kho vận chuyển hàng hóa nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường, PCCC

Đắk Lắk: Cần kiểm tra, xử lý bãi tập kết phế liệu ô nhiễm môi trường trong khu dân cư

Mặc dù bãi tập kết phế liệu chưa được chính quyền cấp cơ sở phê duyệt hay không có bất cứ giấy tờ nào về công tác bảo vệ môi trường. Nhưng cơ sở kinh doanh phế liệu trên địa bàn xã Hoà Phú – TP Buôn Ma Thuột lại tồn tại rất nhiều năm mà không bị xử lý.

Loạt bãi xe không phép “mọc” trên đất công ở quận Long Biên

Hàng nghìn m2 đất quy hoạch trên địa bàn phường Giang Biên (quận Long Biên, TP Hà Nội) bị "hô biến” thành bãi trông giữ xe ô tô không phép, gây nguy cơ mất an toàn cháy nổ, ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường đô thị.

Bắc Giang: Cần kiểm tra việc bán đất “kèm” mộ phần ở huyện Lục Nam (Bài 3)

Sau loạt bài phản ánh của Môi trường và Đô thị Việt Nam, ngày 15/4, Chủ tịch UBND huyện Lục Nam (tỉnh Bắc Giang) đã ra Quyết định thụ lý đơn tố cáo của công dân đối với lãnh đạo xã Yên Sơn.

Nghệ An: Chủ đầu tư Khu đô thị sinh thái Vinh Tân “biến” nhà BQL dự án thành nhà hàng? (Bài 2)

Hơn 1.300m2 được UBND tỉnh phê duyệt QH, thuê đất xây dựng nhà BQL dự án nhưng bị chủ đầu tư cho đơn vị khác thuê làm nhà hàng. Không chỉ cho thuê trái phép, sử dụng đất sai mục đích, hàng loạt hạng mục cũng được xây dựng không GP, vi phạm QH nghiêm trọng