moitruongplus UBND tỉnh Lâm Đồng xử phạt vi phạm hành chính đối với 4 công ty thủy điện chưa nghiệm thu công trình nhưng đã đưa nhà máy vào hoạt động vận hành, khai thác.

Thông tin từ UBND tỉnh Lâm Đồng, ngày 7/11 UBND tỉnh đã ban hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 4 công ty thủy điện chưa nghiệm thu công trình nhưng đã đưa nhà máy vào hoạt động vận hành, khai thác.

Theo đó, các công ty bị xử phạt hành chính, gồm: Công ty CP Thủy điện Bồng Lai - chủ đầu tư công trình Nhà máy thủy điện Da Cho Mo 2; Công ty CP Thủy điện Đa Dâng 3 - chủ đầu tư công trình Nhà máy thủy điện Đạ Dâng 3; Công ty CP Đầu tư phát triển Đam B’ri - chủ đầu tư công trình Nhà máy thủy điện Đạm B’ri và Công ty CP Cao Nguyên - Sông Đà 7 - chủ dự án thủy điện Yan Tann Sien tại xã Đưng K’Nớ (huyện Lạc Dương).


Nhà máy thuỷ điện Đa Dâng 3

Các công ty này bị xử phạt hành chính 180 triệu đồng mỗi công ty cùng về hành vi đưa hạng mục công trình hoặc công trình điện lực vào vận hành, sử dụng khi chưa có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu của cơ quan quản lý nhà nước theo quy định.

Ngoài ra, Công ty CP Thủy điện Đam B’ri còn bị phạt thêm 80 triệu đồng về hành vi không xây dựng phương ứng phó với tình huống khẩn cấp về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước trong 2 năm liền 2020 và 2021.

Về biện pháp khắc phục hậu quả, UBND tỉnh Lâm Đồng buộc các công ty thủy điện trên phải kiểm định chất lượng công trình đối với phần công trình hoặc toàn bộ công trình đã kết thúc thi công, hoặc đã nghiệm thu, bàn giao, đưa vào sử dụng đối với hành vi vi phạm theo quy định.

UBND tỉnh Lâm Đồng cũng cho biết, yêu cầu các công ty thuỷ điện này nghiêm chỉnh chấp hành quyết định xử phạt. Nếu không tự nguyện chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

vffbbg
dfd
egr
dbgfbg

Đồng Nai: Nhà hàng Purli xây dựng trái phép giữa rừng cao su (Bài 2)

Sau phản ánh của Môi trường và Đô thị điện tử về Nhà hàng – hầm rượu Purli (ấp Trần Cao Vân, xã Bàu Hàm 2, huyện Thống Nhất) xây dựng trái phép, đến nay, một số công trình nhà dựng tạm, cơi nới tại đây đã được tháo dỡ.

Trâu Quỳ (Hà Nội): Cho thuê đất công làm kho bãi, đừng để ảnh hưởng đến môi trường

Dù là đất công, nhưng trên phố Thành Trung, thị trấn Trâu Quỳ nhiều năm nay tồn tại bãi tập kết xe, nhà kho vận chuyển hàng hóa nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường, PCCC

Đắk Lắk: Cần kiểm tra, xử lý bãi tập kết phế liệu ô nhiễm môi trường trong khu dân cư

Mặc dù bãi tập kết phế liệu chưa được chính quyền cấp cơ sở phê duyệt hay không có bất cứ giấy tờ nào về công tác bảo vệ môi trường. Nhưng cơ sở kinh doanh phế liệu trên địa bàn xã Hoà Phú – TP Buôn Ma Thuột lại tồn tại rất nhiều năm mà không bị xử lý.

Loạt bãi xe không phép “mọc” trên đất công ở quận Long Biên

Hàng nghìn m2 đất quy hoạch trên địa bàn phường Giang Biên (quận Long Biên, TP Hà Nội) bị "hô biến” thành bãi trông giữ xe ô tô không phép, gây nguy cơ mất an toàn cháy nổ, ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường đô thị.

Bắc Giang: Cần kiểm tra việc bán đất “kèm” mộ phần ở huyện Lục Nam (Bài 3)

Sau loạt bài phản ánh của Môi trường và Đô thị Việt Nam, ngày 15/4, Chủ tịch UBND huyện Lục Nam (tỉnh Bắc Giang) đã ra Quyết định thụ lý đơn tố cáo của công dân đối với lãnh đạo xã Yên Sơn.

Nghệ An: Chủ đầu tư Khu đô thị sinh thái Vinh Tân “biến” nhà BQL dự án thành nhà hàng? (Bài 2)

Hơn 1.300m2 được UBND tỉnh phê duyệt QH, thuê đất xây dựng nhà BQL dự án nhưng bị chủ đầu tư cho đơn vị khác thuê làm nhà hàng. Không chỉ cho thuê trái phép, sử dụng đất sai mục đích, hàng loạt hạng mục cũng được xây dựng không GP, vi phạm QH nghiêm trọng