moitruongplus Chủ đầu tư dự án xây dựng Cụm công nghiệp Phong Phú ở phường Tiền Phong, TP.Thái Bình bị "tố” thực hiện trái chủ trương đầu tư, vi phạm nghiêm trọng về quản lý, sử dụng đất đai, môi trường…

Lợi dụng dự án…

Ngày 10/01/2012, Công ty Cổ phần 658, trụ sở tại Lô B1, Cụm công nghiệp Phong Phú, phường Tiền Phong, TP.Thái Bình, do ông Phạm Trung Chính làm Chủ tịch HĐQT, được UBND tỉnh Thái Bình cấp giấy chứng nhận đầu tư số 08121000231 để thực hiện Dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và nhà xưởng sản xuất cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ cá thể thuê để sản xuất, kinh doanh tại Cụm công nghiệp Phong Phú.

Mục tiêu và quy mô dự án: Đầu tư xây dựng hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nhà xưởng, kho bãi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ cá thể thuê để sản xuất, kinh doanh, giảm ô nhiễm môi trường trong khu vực TP.Thái Bình, giải quyết việc làm ổn định cho người lao động, đóng góp nguồn thu ngân sách Nhà nước.

Dự án được xây dựng trên tổng diện tích đất 55.336 m2. Tổng vốn đầu tư của dự án là 72.284.873.000 đồng. Thời hạn hoạt động của dự án 49 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đầu tư.

Tiến độ thực hiện dự án: Khởi công xây dựng công trình tháng 4/2012; hoàn thành xây dựng vào tháng 6/2013; bắt đầu hoạt động sản xuất – kinh doanh vào tháng 7/2013 trở đi.

Dự án thuộc danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư theo Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ. Doanh nghiệp tự xác định ưu đãi theo quy định tại Điều 38, Luật đầu tư và làm thủ tục hưởng ưu đãi đầu tư tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Đến ngày 5/6/2012, UBND tỉnh Thái Bình ban hành Quyết định số 1243/QĐ-UBND về việc cho Công ty Cổ phần 658 thuê đất tại Cụm công nghiệp Phong Phú, TP.Thái Bình để xây dựng cơ sở hạ tầng và nhà xưởng sản xuất cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ cá thể thuê để sản xuất kinh doanh. Theo đó, Công ty Cổ phần 658 được cho thuê 55.526,1m2 thuộc địa giới hành chính phường Tiền Phong, TP.Thái Bình, mục đích thuê đất để xây dựng cơ sở hạ tầng và nhà xưởng sản xuất cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ cá thể thuê để sản xuất – kinh doanh. Thời hạn thuê đất, đến hết ngày 10/01/2061.


Công ty Cổ phần 658 không thực hiện xây dựng nhà xưởng, kho bãi tại Cụm công nghiệp Phong Phú theo quy định tại giấy chứng nhận đầu tư, mà ngang nhiên cho thuê đất trái phép để trục lợi số tiền "khủng”.

Thực hiện trái chủ trương đầu tư để trục lợi

Sau khi được thuê diện tích đất này, theo quy định tại giấy chứng nhận đầu tư dự án nêu trên, Công ty Cổ phần 658 phải sử dụng đúng mục đích đất để xây dựng nhà xưởng, kho bãi để cho thuê.

Tuy nhiên, trên thực tế doanh nghiệp này đã cố tình làm trái quy định tại giấy chứng nhận đầu tư dự án được cấp, khi không tổ chức xây dựng nhà xưởng, kho bãi để cho thuê, mà ngang nhiên ký hợp đồng đặt cọc thuê đất trái phép với các doanh nghiệp, hộ cá thể và bỏ mặc họ tự ý xây dựng nhà xưởng, kho bãi để hoạt động sản xuất – kinh doanh.

Việc làm trên của Công ty Cổ phần 658 không chỉ vi phạm chính sách, chủ trương đầu tư dự án mà còn gây hệ luỵ lớn về xây dựng, môi trường và công tác phòng chống cháy nổ tại Cụm công nghiệp Phong Phú.

Theo tài liệu mà PV Môi trường và Đô thị Việt Nam thu thập được thể hiện, tại Quyết định số 598/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thái Bình ban hành ngày 22/3/2012, về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án này, trong đó quy định rõ: "Chủ dự án phải thực hiện chương trình quản lý và giám sát môi trường giai đoạn thi công và giai đoạn dự án đi vào hoạt động như đã nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường…”

Quy định và yêu cầu là vậy, nhưng trên thực tế Công ty Cổ phần 658 không thực hiện thi công xây dựng nhà xưởng, kho bãi mà để mặc cho các doanh nghiệp, hộ cá thể tự ý xây dựng các công trình tại dự án, việc này sẽ gây khó khăn cho các cơ quan chức năng có thẩm quyền trong quá trình kiểm tra, giám sát đầu tư xây dựng dự án. Và câu hỏi đặt ra ở đây là, đối với các công trình "mọc” lên tự phát này có đồng bộ, có đúng với quy định đã được phê duyệt và đúng với báo cáo đánh giá tác động môi trường của chủ dự án?!


Trụ sở Công ty Cổ phần 658 tại Lô B1, Cụm công nghiệp Phong Phú, phường Tiền Phong, TP.Thái Bình

Liên quan đến sự việc, trao đổi với PV Môi trường và Đô thị Việt Nam, ông T.V.N – Giám đốc một công ty đang có nhà xưởng hoạt động tại Cụm công nghiệp Phong Phú, cho biết: Năm 2017, do nhu cầu mở rộng nhà xưởng để sản xuất, công ty chúng tôi đã ký hợp đồng đặt cọc thuê gần 2.000m2 đất (đến nay vẫn chưa ký hợp đồng thuê đất chính thức – PV) của Công ty Cổ phần 658, đơn giá thuê là hơn 2,2 tỷ đồng/45 năm. Sau đó chúng tôi tự tiến hành xây dựng nhà xưởng theo công năng, mục đích hoạt động của công ty.

Qua tìm hiểu được biết, thời gian tới UBND tỉnh Thái Bình sẽ thực hiện thu hồi toàn bộ khu đất của Cụm công nghiệp Phong Phú để đầu tư xây dựng một dự án khác. Do đó, chúng tôi đang rất lo lắng khi nhà nước thu hồi khu đất này thì căn cứ để xác định, đền bù các tài sản cố định là các công trình nhà xưởng, kho bãi mà chúng tôi đã xây dựng sẽ như thế nào, liệu có đảm bảo quyền và lợi ích hớp pháp của chúng tôi không? – ông T.V.N lo lắng nói.

Trong một diễn biến khác, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam đã có buổi tiếp xúc trực tiếp và ghi nhận những băn khoăn, lo lắng của hàng chục doanh nghiệp, cá nhân đang đứng trước nguy cơ mất hàng tỷ đồng từ việc thuê đất và đầu tư xây dựng nhà xưởng, kho bãi tại dự án.

Theo phản ánh của các doanh nghiệp, cá nhân trên, hiện nay Công ty Cổ phần 658 đang vận động và tìm mọi cách thuyết phục họ phối hợp để "phù phép” hồ sơ đầu tư xây dựng các công trình nhà xưởng, kho bãi tại dự án, mục đích là nhằm hợp thức hoá sai phạm để qua mặt cơ quan chức năng hưởng tiền đền bù khi nhà nước thu hồi đất của Cụm công nghiệp Phong Phú.

Diễn biến quá trình này được Công ty Cổ phần 658 thực hiện ra sao sẽ được chúng tôi thông tin chi tiết ở bài báo tiếp theo./.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

vffbbg
dfd
egr
dbgfbg

Đồng Nai: Nhà hàng Purli xây dựng trái phép giữa rừng cao su (Bài 2)

Sau phản ánh của Môi trường và Đô thị điện tử về Nhà hàng – hầm rượu Purli (ấp Trần Cao Vân, xã Bàu Hàm 2, huyện Thống Nhất) xây dựng trái phép, đến nay, một số công trình nhà dựng tạm, cơi nới tại đây đã được tháo dỡ.

Trâu Quỳ (Hà Nội): Cho thuê đất công làm kho bãi, đừng để ảnh hưởng đến môi trường

Dù là đất công, nhưng trên phố Thành Trung, thị trấn Trâu Quỳ nhiều năm nay tồn tại bãi tập kết xe, nhà kho vận chuyển hàng hóa nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường, PCCC

Đắk Lắk: Cần kiểm tra, xử lý bãi tập kết phế liệu ô nhiễm môi trường trong khu dân cư

Mặc dù bãi tập kết phế liệu chưa được chính quyền cấp cơ sở phê duyệt hay không có bất cứ giấy tờ nào về công tác bảo vệ môi trường. Nhưng cơ sở kinh doanh phế liệu trên địa bàn xã Hoà Phú – TP Buôn Ma Thuột lại tồn tại rất nhiều năm mà không bị xử lý.

Loạt bãi xe không phép “mọc” trên đất công ở quận Long Biên

Hàng nghìn m2 đất quy hoạch trên địa bàn phường Giang Biên (quận Long Biên, TP Hà Nội) bị "hô biến” thành bãi trông giữ xe ô tô không phép, gây nguy cơ mất an toàn cháy nổ, ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường đô thị.

Bắc Giang: Cần kiểm tra việc bán đất “kèm” mộ phần ở huyện Lục Nam (Bài 3)

Sau loạt bài phản ánh của Môi trường và Đô thị Việt Nam, ngày 15/4, Chủ tịch UBND huyện Lục Nam (tỉnh Bắc Giang) đã ra Quyết định thụ lý đơn tố cáo của công dân đối với lãnh đạo xã Yên Sơn.

Nghệ An: Chủ đầu tư Khu đô thị sinh thái Vinh Tân “biến” nhà BQL dự án thành nhà hàng? (Bài 2)

Hơn 1.300m2 được UBND tỉnh phê duyệt QH, thuê đất xây dựng nhà BQL dự án nhưng bị chủ đầu tư cho đơn vị khác thuê làm nhà hàng. Không chỉ cho thuê trái phép, sử dụng đất sai mục đích, hàng loạt hạng mục cũng được xây dựng không GP, vi phạm QH nghiêm trọng