moitruongplus Ngày 27/5, Ủy ban Di sản Thế giới của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã ghi danh thêm 3 địa điểm nổi tiếng ở châu Á vào danh sách Di sản thế giới.

Theo thông báo từ UNESCO sau cuộc họp được tổ chức theo hình thức trực tuyến và chủ trì từ thành phố Phúc Châu của Trung Quốc, các địa danh nói trên gồm: "Tuyền Châu: "Đền Ramappa” ở Ấn Độ", Tuyến đường sắt xuyên Iran” của Iran và Tòa nhà của thế giới thời Tống Nguyên - Trung Quốc” (ở Trung Quốc)

Quần thể di tích Kakatiya Rudreshwara ở bang Telanganam, Ấn Độ. (Ảnh: Aninews)

Quần thể di tích Kakatiya Rudreshwara ở bang Telanganam (Ấn Độ), thường được biết đến với tên gọi "Đền Ramappa”, là một ngôi đền thờ Thần Shiva. Theo sử sách ghi lại, ngôi đền này được xây dựng bằng đá sa thạch từ năm 1213 và phải mất 40 năm công trình mới hoàn tất. Đây là một tác phẩm nghệ thuật đặc sắc và có lẽ cũng là ngôi đền duy nhất trong cả nước Ấn Độ được biết đến với tên của nghệ nhân điêu khắc (Ramappa). Ngôi đền là điểm đến thích hợp cho những người ngưỡng mộ kiến trúc rực rỡ. 

Tuyến đường sắt chạy xuyên Iran dài 1.394 km. (Ảnh: UNESCO)

Tuyến đường sắt chạy xuyên Iran dài 1.394 km, nối Biển Caspi ở phía Đông Bắc với Vịnh Ba Tư ở phía Tây Nam, băng qua hai dãy núi, nhiều con sông, cao nguyên, rừng và đồng bằng, đồng thời trải qua 4 khu vực khí hậu khác nhau. Được khởi công vào năm 1927 và hoàn thành vào năm 1938, tuyến đường sắt này nổi tiếng với quy mô và các công trình kỹ thuật cần thiết để vượt qua các tuyến đường dốc và hiểm trở.

Thành phố cảng Tuyền Châu. (Ảnh: Reuters)

Địa điểm còn lại là Thành phố cảng Tuyền Châu ở phía Đông Trung Quốc từng được nhà thám hiểm người Italy Marco Polo ca ngợi là "thành phố vĩ đại". Nằm trên vùng đồng bằng hẹp, dọc theo bờ biển của tỉnh Phúc Kiến, Tuyền Châu từng là một trong những cảng lớn nhất thế giới, đặc biệt là vào thời nhà Tống (960-1279) và nhà Nguyên (1271-1368) của Trung Quốc cổ đại. Quần thể di sản Tuyền Châu bao gồm 22 địa điểm, trong đó có các tòa nhà và công trình kiến trúc, các tòa nhà tôn giáo và nhiều bức tượng ở khắp thành phố.

Theo Kinh tế Môi trường

Các tin khác


Tổng giám đốc Đài truyền hình TP.HCM Dương Thanh Tùng qua đời

Lãnh đạo Đài truyền hình TP.HCM (HTV) vừa xác nhận, ông Dương Thanh Tùng, Tổng Giám đốc Đài truyền hình TP.HCM đã đột ngột qua đời, do nhồi máu cơ tim.

Thư viện Hà Nội tổ chức trưng bày sách, báo kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Nguyễn Phong Sắc

Ngày 22/2, Thư viện Hà Nội tổ chức trưng bày sách, báo kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Nguyễn Phong Sắc (1/2/1902 - 1/2/2022), nhằm tôn vinh những công lao, cống hiến, đóng góp của đồng chí đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam.

Ngô Ngọc Gia Hân sải bước đi đầu tiên trên cương vị tân Hoa hậu Miss Teen International Việt Nam

Vượt qua 34 đối thủ còn lại, thí sinh Ngô Ngọc Gia Hân đến từ trường THCS-THPT Đinh Thiện Lý- Quận 7- TP.HCM đã xuất sắc đăng quang Miss Teen International Việt Nam 2021.

Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2022 chỉ tổ chức phần lễ, không tập trung đông người

Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm nay, tỉnh Phú Thọ sẽ tổ chức phần lễ vào 2 ngày là mùng 6 và mùng 10 tháng 3 âm lịch, không tổ chức phần hội.

Bắc Giang: Khai hội Cầu Vồng Tân Yên năm 2022

Sáng 16/2, tại đền thờ các Anh hùng Liệt sĩ huyện Tân Yên ,Bắc Giang, UBND huyện tổ chức khai hội Cầu Vồng năm 2022. Ông Đỗ Đức Hà, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bắc Giang dự.

SEA GAMES 31: Hướng đến mục tiêu một kỳ Đại hội xanh, sạch, đẹp, thân thiện với môi trường

Bằng những hành động thiết thực này, ban tổ chức SEA Games 31 mong muốn vì một Đông Nam Á tốt đẹp hơn, mỗi người tham gia SEA Games 31 cần nhìn nhận và khẳng định vai trò, khả năng đóng góp của mình trong việc giảm ô nhiễm nhựa.