moitruongplus Chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử, đảm bảo tiêm chủng 150 triệu liều vaccine đã đàm phán, đặt mua, tạo miễn dịch cộng đồng trong cuối 2021 và đầu 2022.

Bộ Y tế và Bộ Quốc phòng sáng 10/7 phát động chiến dịch tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho tất cả người dân từ 18 tuổi trở lên.

Chiến dịch kéo dài từ tháng 7 đến tháng 4/2022. Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ phát động, cho biết kế hoạch tiêm vaccine từ ngày 8/3 tới nay là giai đoạn khởi đầu, tích lũy và rút ra những kinh nghiệm để triển khai tiêm chủng trên diện rộng. Hiện vaccine được tập trung chuyển về tiêm cho người dân TP HCM và một số tỉnh phía Nam đang bùng phát dịch, khoảng 1,5 triệu liều.

"Mục tiêu chiến lược là tiêm miễn phí hàng năm cho nhân dân để đạt được sự miễn dịch cộng đồng trên toàn quốc", Thủ tướng nhấn mạnh.

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử, đảm bảo tiêm chủng 150 triệu liều vaccine đã đàm phán, đặt mua, tạo miễn dịch cộng đồng trong cuối 2021 và đầu 2022. "Mục tiêu là tiêm chủng nhiều nhất, nhanh nhất để bảo vệ sức khỏe và tính mạng của người dân", Bộ trưởng nói.

Hôm qua, Bộ Y tế đã công bố mở rộng nhóm ưu tiên tiêm vaccine lên 16 nhóm.

Theo ông Long, chiến dịch lần này có nhiều điểm thay đổi so với hoạt động tiêm chủng toàn quốc trước đây. Việt Nam đã thiết lập hệ thống bảo quản mới do quân đội phụ trách, đảm bảo tiêu chuẩn GSP và vận chuyển vaccine nhanh nhất. Số lượng lớn nhân sự được huy động để tổ chức tiêm. Các điểm tiêm chủng cố định và di động được tổ chức dựa trên mạng lưới hệ thống y tế cơ sở sẵn có, giúp tăng tiến độ bao phủ vaccine. Người đến tiêm cũng được đảm bảo an toàn tối đa nhờ khám sàng lọc, theo dõi sức khỏe sau tiêm, các chuyên gia đầu ngành về điều trị và dự phòng luôn sẵn sàng hỗ trợ tất cả điểm tiêm.

Bộ Y tế đã sửa hướng dẫn chuyên môn theo hướng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, quản lý tiêm chủng qua sổ sức khỏe điện tử, cấp QR code cho người đã tiêm làm căn cứ cấp hộ chiếu vaccine sau này; xây dựng ứng dụng tiêm chủng và xét nghiệm Covid-19; thành lập tiểu ban giám sát chất lượng tiêm chủng độc lập.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh cho biết Hà Nội là địa phương hoàn thành nhanh nhất chỉ tiêu tiêm chủng vaccine Covid-19. Bốn đợt tiêm vừa qua, Hà Nội mới được phân bổ 17.000 lọ vaccine AstraZeneca, tương đương khoảng 200.000 liều. Hà Nội có khoảng 8,3 triệu dân và 600.000 người từ tỉnh khác đến, trong đó khoảng 200.000 sinh viên đang học từ xa. Do đó, số lượng cần tiêm tạm tính trên địa bàn khoảng trên 5,1 triệu người, từ 16-65 tuổi. Thành phố cũng đồng thời mở rộng đối tượng tiêm chủng, chia làm 10 nhóm ưu tiên.

Hà Nội đã ban hành phương án triển khai tiêm trên toàn địa bàn, chia kịch bản theo module, gồm 50.000 liều, 100.000 liều, có thể đạt tối đa 200.000 người một module; 824 điểm tiêm chủng cả cố định và di động, 1.200 dây chuyền tiêm chủng, mỗi dây chuyền tiêm khoảng 200 người/ngày; 100 tổ cấp cứu di động. Giới chức huy động các nhân viên y tế từ đại học y, bác sĩ nghỉ hưu, sẵn sàng tiêm chủng trên địa bàn thành phố và tổ chức kho chứa để có thể tiếp nhận tối đa cùng lúc 1,3 triệu liều vaccine.

Trước đó, Việt Nam đã triển khai tiêm vaccine Covid-19 cho các nhóm đối tượng ưu tiên như địa phương có dịch, nhân viên y tế, công an, quân đội ở tuyến đầu chống dịch, công nhân... Tính đến 16h ngày 9/7, tổng cộng có 4.010.786 triệu liều vaccine Covid-19 đã tiêm, trong đó 258.274 người đã tiêm đủ hai liều. Việc này nhằm đảm bảo đạt được mục tiêu vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế xã hội, theo Bộ trưởng Y tế.

Cũng trong sáng 10/7, Bộ Y tế đã tiếp nhận trên 2 triệu liều vaccine Moderna thông qua Cơ chế Covax, 63 xe vận chuyển vaccine và 63 xe tiêm chủng lưu động. Trong đó, 1 triệu liều vaccine được chuyển khẩn cấp cho TP HCM.

Theo MTĐT

Các tin khác

fdgf
csfds
gdg
ewfefe

Xử lý dứt điểm tình trạng tranh chấp đất đai tại các công ty nông, lâm nghiệp

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố xử lý dứt điểm tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất đai tại các công ty nông, lâm nghiệp.

Khánh thành công trình "Nhà ở lưu động" cho công nhân môi trường

Việc triển khai lắp đặt "Nhà ở lưu động" cho công nhân không chỉ đem lại những điều kiện làm việc tốt hơn mà còn góp phần giảm bớt gánh nặng và rủi ro cho các công nhân.

Nam Định: Đoàn xe tải chở cát vẫn tung hoành trên đê Hữu Hồng thuộc huyện Xuân Trường

Quá trình vận chuyển, đoàn xe chở cát có dấu hiệu quá khổ, quá tải và chỉ che chắn sơ sài khiến cát rơi vãi đầy đường, gây ô nhiễm môi trường, mất an toàn giao thông.

Tái diễn tình trạng đoàn xe tải chở đất gây ô nhiễm môi trường TP.Hạ Long

Sau phản ánh của Môi trường và Đô thị Việt Nam, mọi hoạt động khai thác, vận chuyển đất tại một dự án ở phường Hoành Bồ (TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) đã phải tạm dừng, thế nhưng tình trạng này đang tái diễn trong những ngày qua.

Thái Bình: Cần kiểm soát đoàn xe trọng tải lớn uy hiếp an toàn đê sông Luộc

Thời gian qua, tuyến đê hữu sông Luộc thuộc địa phận xã Điệp Nông (huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình), đang ngày đêm bị uy hiếp an toàn, ô nhiễm bụi bẩn bởi đoàn xe tải trọng lớn chở cát

Chợ Mới – An Giang: Cần kiểm tra bãi tập kết, chôn lấp rác thải gây ô nhiễm môi trường

ANTESCO, thuộc Công ty rau quả An Giang lập bãi tập kết rác tại An Thuận, tỉnh An Giang gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống người dân.