moitruongplus Thành phố Hà Nội đang có 71 dự án phát triển nhà ở tương ứng với hơn 154 nghìn căn hộ để phục vụ người dân.

Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, trên địa bàn thành phố có 71 dự án phát triển nhà ở đang triển khai xây dựng, tương ứng với 154.414 căn hộ. Trong đó, có 122.031 căn hộ chung cư, 32.383 căn hộ thấp tầng.

Trong số 71 dự án phát triển nhà ở đang triển khai xây dựng, có 9 dự án nhà ở xã hội, tương ứng với 8.756 căn hộ chung cư. Trong quý II-2021, không có dự án nhà ở mới nào được chấp thuận chủ trương đầu tư.

Hà Nội xây dựng hơn 145 nghìn căn hộ. (Ảnh minh họa)

Quý II-2021, Sở Xây dựng Hà Nội cũng đã xác nhận đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai cho 6 dự án (3.386 căn hộ), tương ứng khoảng 673.131m2 sàn. Trong đó, có 1.832 căn hộ chung cư, khoảng 97.711m2 sàn; 1.554 căn hộ thấp tầng, khoảng 575.420m2 sàn.

Về vấn đề tồn kho bất động sản, theo báo cáo của các chủ đầu tư, khi dự án đủ điều kiện để huy động vốn (bán nhà ở hình thành trong tương lai), trong năm đầu, số lượng tồn kho khoảng 30-50%. Để có con số chính xác, Sở Xây dựng đã yêu cầu chủ đầu tư báo cáo số lượng tồn kho bất động sản tại các dự án.

Trước đó, UBND TP. Hà Nội có Quyết định 2461/QĐ-UBND phê duyệt Đề cương nhiệm vụ lập Chương trình phát triển nhà ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2030 và định hướng đến năm 2040. Ủy ban nhân dân Thành phố giao Sở Xây dựng chủ trì tổ chức triển khai thực hiện bảo đảm tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật.

Mục tiêu của Chương trình là để cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025; xác định các chỉ tiêu mới phát triển nhà ở phù hợp định hướng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hà Nội đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1081/2011/QĐ-TTg và số 1823/2018/QĐ-TTg.

Đây là cơ sở để Thành phố chủ động kiểm soát việc phát triển nhà ở trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2030, định hướng mục tiêu phát triển nhà ở đến năm 2040. Từ đó, đáp ứng cơ bản nhu cầu nhà ở của người dân, đồng thời gắn với phát triển Thủ đô theo hướng xanh, thông minh, bền vững, hiện đại.

Ngoài ra, Thành phố cũng tiến hành điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng nhà ở hiện nay trên địa bàn như: nhà ở thương mại, nhà ở xã hội, nhà ở tái định cư, nhà ở công vụ, nhà ở riêng lẻ khu vực đô thị và nông thôn.

Đồng thời dự báo mục tiêu phát triển nhà ở đến năm 2030, định hướng đến năm 2040 và xác định nhu cầu về nhà ở của các nhóm đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà xã hội theo quy định, nhu cầu về diện tích đất để xây dựng các loại nhà ở từng khu vực trên địa bàn Thành phố, các chỉ tiêu về phát triển nhà ở, mối liên hệ giữa phát triển nhà ở với yêu cầu về phát triển đô thị tại khu vực đô thị.

Cùng với đó, Hà Nội sẽ xây dựng hệ thống giải pháp phù hợp với tình hình phát triển của Thành phố, đảm bảo phát triển nhà ở bền vững, hiện đại, ứng phó với biến đổi khí hậu. Làm cơ sở để quản lý công tác phát triển nhà ở và triển khai thực hiện các dự án nhà ở trên địa bàn, thu hút các nguồn vốn đầu tư phát triển nhà và thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của thị trường bất động sản.

Để thực hiện những mục tiêu trên, UBND TP. Hà Nội yêu cầu các đơn vị liên quan khi xây dựng chương trình này phải căn cứ một số chỉ tiêu về nhà ở trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Theo đó, việc phát triển nhà ở thành phố Hà Nội phải phù hợp với nhu cầu nhà ở của địa phương trong từng giai đoạn, tuân thủ pháp luật về nhà ở, quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt và các quy định của pháp luật hiện hành.

Theo Kinh tế môi trường

Các tin khác

fdgf
csfds
gdg
ewfefe

Xử lý dứt điểm tình trạng tranh chấp đất đai tại các công ty nông, lâm nghiệp

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố xử lý dứt điểm tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất đai tại các công ty nông, lâm nghiệp.

Khánh thành công trình "Nhà ở lưu động" cho công nhân môi trường

Việc triển khai lắp đặt "Nhà ở lưu động" cho công nhân không chỉ đem lại những điều kiện làm việc tốt hơn mà còn góp phần giảm bớt gánh nặng và rủi ro cho các công nhân.

Nam Định: Đoàn xe tải chở cát vẫn tung hoành trên đê Hữu Hồng thuộc huyện Xuân Trường

Quá trình vận chuyển, đoàn xe chở cát có dấu hiệu quá khổ, quá tải và chỉ che chắn sơ sài khiến cát rơi vãi đầy đường, gây ô nhiễm môi trường, mất an toàn giao thông.

Tái diễn tình trạng đoàn xe tải chở đất gây ô nhiễm môi trường TP.Hạ Long

Sau phản ánh của Môi trường và Đô thị Việt Nam, mọi hoạt động khai thác, vận chuyển đất tại một dự án ở phường Hoành Bồ (TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) đã phải tạm dừng, thế nhưng tình trạng này đang tái diễn trong những ngày qua.

Thái Bình: Cần kiểm soát đoàn xe trọng tải lớn uy hiếp an toàn đê sông Luộc

Thời gian qua, tuyến đê hữu sông Luộc thuộc địa phận xã Điệp Nông (huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình), đang ngày đêm bị uy hiếp an toàn, ô nhiễm bụi bẩn bởi đoàn xe tải trọng lớn chở cát

Chợ Mới – An Giang: Cần kiểm tra bãi tập kết, chôn lấp rác thải gây ô nhiễm môi trường

ANTESCO, thuộc Công ty rau quả An Giang lập bãi tập kết rác tại An Thuận, tỉnh An Giang gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống người dân.