moitruongplus Sở Công thương đã làm việc với các hệ thống cung ứng hiện đại, chuỗi cửa hàng bình ổn thị trường... để triển khai phương án bù đắp lượng hàng thiếu hụt do các chợ đầu mối, chợ truyền thống đóng cửa.

Chiều 7/7, Sở Công thương TP Hồ Chí Minh đã tổ chức họp báo cung cấp thông tin về tình hình cung ứng hàng hóa thiết yếu trên địa bàn trong bối cảnh ba chợ đầu mối nông sản - thực phẩm chủ lực đã tạm ngừng hoạt động.

Tại buổi họp báo, Giám đốc Sở Công thương TP Hồ Chí Minh Bùi Tá Hoàng Vũ cho biết, do đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các hoạt động tập trung đông người có nguy cơ lây lan dịch bệnh rất lớn nên Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 TP Hồ Chí Minh, Sở Công thương và các quận, huyện, TP Thủ Đức đã phải điều chỉnh hoạt động của ba chợ đầu mối nông sản – thực phẩm chủ lực (Hóc Môn, Bình Điền, Thủ Đức), chuyển sang giao dịch trực tuyến (online), giảm tối đa sự tiếp xúc trực tiếp ở các chành, vựa.

Người dân mua thực phẩm tươi sống tại một siêu thị của SATRA trong ngày 7/7

Thành phố hiện có 127/234 chợ (bao gồm ba chợ đầu mối nói trên) đã ngừng hoạt động do có ca F0 hoặc không bảo đảm nguyên tắc 5K; dẫn đến việc người dân đổ xô vào các siêu thị, cửa hàng tiện lợi mua sắm và gây nên hiện tượng thiếu hụt cục bộ trong một số thời điểm. Việc điều chỉnh này đã dẫn đến một số khó khăn.

Sở Công thương đã làm việc với các hệ thống cung ứng hiện đại, chuỗi cửa hàng bình ổn thị trường... để triển khai phương án bù đắp lượng hàng thiếu hụt do các chợ đầu mối, chợ truyền thống đóng cửa.

Các quận, huyện và TP Thủ Đức cũng đã thống nhất hỗ trợ người dân mua hàng online và tổ chức hội phụ nữ, đoàn thanh niên đã triển khai thực hiện các chương trình "đi chợ thay” cho người dân.

Tuy vậy, thị trường vẫn đang có sự thiếu hụt hàng hóa nhất định trong một số thời điểm tại kênh phân phối truyền thống, giá một số mặt hàng tăng từ 10% đến 15%. Tuy nhiên, các doanh nghiệp bình ổn thị trường vẫn đang cung cấp lượng lương thực, thực phẩm, hàng thiết yếu với số lượng lớn, có khả năng chi phối thị trường với giá ổn định để tạo điều kiện cho người dân mua sắm trong giai đoạn này.

Các hệ thống siêu thị lớn như Saigon Co.op, SATRA, MM Mega Market… cũng khẳng định nguồn hàng hóa lương thực, thực phẩm cung ứng cho thị trường TP Hồ Chí Minh không thiếu, doanh nghiệp đang sắp xếp cho phù hợp với bối cảnh mới.

Trong đó, tăng lượng dự trữ hàng hóa thiết yếu đủ cung cấp trong vòng 1-3 tháng, đa dạng hình thức bán hàng qua mạng, qua điện thoại, app... Các siêu thị cũng đã tăng thời gian mở cửa hoạt động từ 6 giờ sáng đến 23 giờ mỗi ngày.

Tổng Giám đốc hệ thống bán lẻ Saigon Co.op Nguyễn Anh Đức cho biết: Hệ thống siêu thị Co.opmart, Co.opXtra tại TP Hồ Chí Minh cam kết giữ ổn định giá 12 nhóm hàng hóa thiết yếu đang kinh doanh. Saigon Co.op còn phối hợp cùng nhà cung cấp, bảo đảm giữ giá những mặt hàng này luôn thấp hơn hoặc bằng giá thị trường.

Bên cạnh đó, Saigon Co.op đang tổ chức 25 kho lưu động tại TP Hồ Chí Minh để tăng trữ lượng hàng hóa và tăng tính kịp thời của việc cung ứng hàng hoá, nâng tần suất cung ứng hàng lên 2-3 lần/ngày nên luôn có hàng hóa mới được bổ sung lên quầy, kệ; còn tình trạng hết hàng trên quầy, kệ trong hai ngày gần đây chỉ mang tính cục bộ, do lượng mua sắm tăng cao đột biến.

Tổng Giám đốc Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (SATRA) cũng cho biết, trước sức mua tăng liên tục trong những ngày gần đây, hệ thống bán lẻ của SATRA đã chủ động tăng lượng đơn đặt hàng từ các nhà cung cấp, tăng trữ lượng hàng hóa thiết yếu. Các mặt hàng tươi sống như thịt heo, cá, rau, củ, quả đã được đặt hàng từ sớm với số lượng tăng gấp 3-4 lần so với trước đây.

Các mặt hàng nhu yếu phẩm như: Gạo, đường, dầu ăn, muối, nước mắm, thực phẩm khô và các sản phẩm chống dịch như nước rửa tay, xà bông, khẩu trang.. đã được chuẩn bị đủ để phục vụ thị trường với giá bình ổn.

Lượng hàng hóa cung cấp của hệ thống cửa hàng bán lẻ SATRA từ 6 giờ chiều ngày 6/7 đến nay đã tăng gấp 5 lần, SATRA cũng đang tăng cường nhân viên đến các cửa hàng để kịp thời cung cấp hàng hóa đến các siêu thị, cửa hàng.

Còn hệ thống siêu thị MM Mega Market cũng đã tăng sản lượng hàng hóa lên 2-3 lần so với ngày thường, lượng hàng dự trữ lên đến 60 ngày đối với các sản phẩm thiết yếu, một số mặt hàng lên đến 90 ngày. Vì vậy, các quầy, kệ bị trống chỉ là chuyện nhất thời, trong vòng 30-60 phút sẽ được lấp đầy.

Phó Giám đốc Sở Công thương TP Hồ Chí Minh Nguyễn Nguyên Phương khẳng định, lượng hàng hóa thiết yếu cung ứng cho thị trường TP Hồ Chí Minh không thiếu, chỉ là do một số khâu phân phối đang gặp trục trặc do công tác phòng, chống dịch.

Bên cạnh việc phối hợp với các doanh nghiệp bán lẻ kịp thời tăng lượng hàng, tăng thời gian mở cửa bán hàng, tăng thêm hình thức bán hàng..., thời gian tới, Sở Công thương sẽ triển khai việc điều chỉnh phương thức tổ chức kinh doanh, mua bán nhằm bảo đảm lượng cung ứng lẫn điều kiện an toàn khi giãn cách xã hội.

Theo Báo Nhân dân

Các tin khác

fdgf
csfds
gdg
ewfefe

Xử lý dứt điểm tình trạng tranh chấp đất đai tại các công ty nông, lâm nghiệp

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố xử lý dứt điểm tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất đai tại các công ty nông, lâm nghiệp.

Khánh thành công trình "Nhà ở lưu động" cho công nhân môi trường

Việc triển khai lắp đặt "Nhà ở lưu động" cho công nhân không chỉ đem lại những điều kiện làm việc tốt hơn mà còn góp phần giảm bớt gánh nặng và rủi ro cho các công nhân.

Nam Định: Đoàn xe tải chở cát vẫn tung hoành trên đê Hữu Hồng thuộc huyện Xuân Trường

Quá trình vận chuyển, đoàn xe chở cát có dấu hiệu quá khổ, quá tải và chỉ che chắn sơ sài khiến cát rơi vãi đầy đường, gây ô nhiễm môi trường, mất an toàn giao thông.

Tái diễn tình trạng đoàn xe tải chở đất gây ô nhiễm môi trường TP.Hạ Long

Sau phản ánh của Môi trường và Đô thị Việt Nam, mọi hoạt động khai thác, vận chuyển đất tại một dự án ở phường Hoành Bồ (TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) đã phải tạm dừng, thế nhưng tình trạng này đang tái diễn trong những ngày qua.

Thái Bình: Cần kiểm soát đoàn xe trọng tải lớn uy hiếp an toàn đê sông Luộc

Thời gian qua, tuyến đê hữu sông Luộc thuộc địa phận xã Điệp Nông (huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình), đang ngày đêm bị uy hiếp an toàn, ô nhiễm bụi bẩn bởi đoàn xe tải trọng lớn chở cát

Chợ Mới – An Giang: Cần kiểm tra bãi tập kết, chôn lấp rác thải gây ô nhiễm môi trường

ANTESCO, thuộc Công ty rau quả An Giang lập bãi tập kết rác tại An Thuận, tỉnh An Giang gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống người dân.